Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thấp Thỏm Lo Gà Nhập Lậu Lấn Át Gà Nội

Thấp Thỏm Lo Gà Nhập Lậu Lấn Át Gà Nội
Ngày đăng: 13/01/2014

Thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng sẵn sàng chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán sắp tới và hồi hộp chờ giá cả. Tuy nhiên, điều các hộ chăn nuôi lo lắng nhất là gà nhập lậu liệu có ồ ạt phân phối ngoài thị trường.

Dẫn khách đi thăm quan khu trại chăn nuôi gà của gia đình, chị Nguyễn Thị Lan ở thôn Hoàng Lâu 1, xã Hồng Phong (huyện An Dương) cho biết, chị đang nuôi 2000 con gà, trong đó, một nửa đàn để phục vụ thị trường Tết. Với chị, Tết năm nay sẽ đặc biệt hơn, bởi đàn gà nuôi của chị đạt tiêu chuẩn về chăn nuôi sạch. "Từ năm 2012, tôi tham gia nhóm Gahp, được trang bị đầy đủ kiến thức về chăn nuôi. Từ khâu chuẩn bị chuồng trại, chọn giống đến khâu chăn nuôi khá cầu kỳ.

Vì thế, người tiêu dùng sẽ không lo gà không bảo đảm chất lượng"- chị Lan chia sẻ. Theo chị Lan, tính riêng trên địa bàn xã Hồng Phong có hàng chục trại chăn nuôi gà quy mô lớn nhỏ khác nhau nên thị trường không sợ thiếu. Cũng vì thế không có chuyện giá gà cao ngất ngưởng. Chị Lan chia sẻ thêm, chị cũng không muốn giá gà tăng quá cao, bởi giá tăng cao hay xuống thấp đều không có lợi về lâu dài với người chăn nuôi. Tại nhà anh Phạm Quốc Huy, 1000 con gà cũng chờ ngày xuất chuồng.

"Từ đây đến Tết, gà nặng trung bình 1,3-1,5kg, phù hợp cho nhu cầu của người tiêu dùng cúng Tết, rằm tháng Giêng và lễ hội đầu năm" - anh Huy cho biết. Cũng như các hộ chăn nuôi khác trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, ông Trần Văn Mẫn ở xã Lại Xuân cũng khấp khởi chờ ngày gà xuất chuồng. Ông cho biết, trại gà của ông có quy mô đàn 6000 con, trong đó, một nửa chủ yếu phục vụ thị trường dịp Tết.

Tuy nhiên, ngoài nỗi lo về giá cả, điều khiến chị Lan, anh Huy, ông Mẫn và nhiều hộ chăn nuôi khác trên địa bàn thành phố lo lắng nhất hiện nay là tình trạng gà nhập lậu. Chị Lan cho biết, không chỉ dịp Tết, bình thường trên địa bàn có không ít xe chở gà từ các tỉnh khác như Hải Dương, Thái Bình, Hà Bắc...về địa phương tiêu thụ. Không rõ chất lượng sản phẩm thế nào, nhưng do giá rẻ hơn nên vẫn là lựa chọn của nhiều tiểu thương. Bên cạnh đó, gà từ nơi khác nhập về nhưng nhiều khi lấy mác sản xuất chăn nuôi trong xã khiến người mua nhầm lẫn. Điều này gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi trên địa bàn.

Ông Mẫn nhớ lại thời gian thị trường tràn ngập gà Trung Quốc, do giá gà Trung Quốc rẻ nhiều hơn so với gà ta, người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn bán thì không có lãi, không bán thì không biết tiêu thụ ở đâu. Thời gian đó, ông giảm đàn nuôi và từng có ý định bỏ chăn nuôi chuyển sang nghề khác. Theo ông Đào Xuân Mến, Phó trưởng trạm Khuyến nông, khuyến ngư huyện An Dương từ năm 2012, huyện triển khai thực hiện dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm, 218 hộ chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn 5 xã tham gia chương trình.

Tham gia chương trình, các hộ chăn nuôi phải đáp ứng 29 tiêu chí về chăn nuôi sạch. Nói như thế vừa để thấy các hộ chăn nuôi đều chú trọng khâu sản xuất sạch, vừa để thấy sự thiệt thòi của các hộ chăn nuôi như thế nào nếu gà nhập lậu tràn vào địa bàn.

Nỗi lo gà nhập lậu không chỉ ở năm nay, mà với người chăn nuôi lúc nào cũng canh cánh trong lòng. Đến hẹn lại lên, gà nhập lậu lại tràn vào khiến nhiều hộ chăn nuôi thu hẹp sản xuất, một bộ phận nông dân không còn mặn mà với công việc chính của mình. "Chúng tôi chỉ mong ngành chức năng tăng cường quản lý, kiểm tra, để giúp người chăn nuôi yên tâm hơn trong sản xuất" - ông Mẫn chia sẻ.

Ngăn chặn tình trạng gà nhập lậu, các địa phương cũng thực hiện các biện pháp kiểm tra, xử lý nghiêm khi phát hiện có xe chở gà qua địa bàn. Tuy nhiên, chỉ một mình địa phương làm thì cũng không ngăn được tình trạng này. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc phát hiện và xử lý hàng nhập lậu.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Khoai Nưa Trồng Khoai Nưa

Tinh bột khoai nưa có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất nhiều loại kẹo bánh, làm miến, đặc biệt có thể sử dụng trong công nghiệp để hồ vải. Nếu phát triển công nghiệp chế biến ethanol thì tinh bột cây nưa sẽ là nguồn nguyên liệu đáng kể để sản xuất nhiên liệu sinh học trong tương lai. Khoai nưa dễ trồng, kỹ thuật đơn giản, ít bị sâu bệnh hại, năng suất khá cao, đầu tư chi phí thấp mà hiệu quả cao.

13/07/2012
Trên 71 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Thiệt Hại Do Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Vĩnh Long Trên 71 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Thiệt Hại Do Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Vĩnh Long

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản thống nhất kinh phí chi hỗ trợ cho người dân có diện tích nhãn bị thiệt hại do bệnh chổi rồng trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền khoảng 71,23 tỷ đồng cho các huyện, thành phố. Cụ thể: Mang Thít 12,87 tỷ đồng; Tam Bình 2,23 tỷ đồng; Vũng Liêm 3,38 tỷ đồng; Trà Ôn 5,1 tỷ đồng; Long Hồ 38,5 tỷ đồng; Bình Minh 1,34 tỷ đồng; Bình Tân 1,87 tỷ đồng và TP Vĩnh Long 5,95 tỷ đồng.

03/06/2012
Nuôi Ong Lấy Mật - Nghề Làm Giàu Nuôi Ong Lấy Mật - Nghề Làm Giàu

Mô hình nuôi ong trang trại của gia đình anh Hà Ngọc Tĩnh, bản Kiến Xương, xã Phổng Lái (Thuận Châu - Sơn La) cho thu nhập hàng năm gần 200 triệu đồng.

17/05/2012
Anh Lê Văn Pho Đổi Đời Nhờ Trồng Nấm Linh Chi Anh Lê Văn Pho Đổi Đời Nhờ Trồng Nấm Linh Chi

Anh Lê Văn Pho, ngụ ấp Tân Phú (Phú Thạnh, Tân Phú Đông, Tiền Giang), sau nhiều năm canh tác mấy công đất lúa năng suất thấp, anh đã mạnh dạn đầu tư 50 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm linh chi tại gia đình mình.

24/09/2012
Cách Chiết Cây Ăn Quả Nhanh Ra Rễ Cách Chiết Cây Ăn Quả Nhanh Ra Rễ

Chọn cành và khoanh vỏ: Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2 cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, tráng nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả ổn định hơn các cành khác. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn.

14/07/2012