Thu hoạch vụ đậu xanh trên đất ruộng
Với lợi thế thời gian sinh trưởng ngắn và cho giá trị kinh tế cao, cây đậu xanh được nhiều nông dân huyện Trần Văn Thời trồng sau khi thu hoạch lúa vụ 2. Năm nay, bà con nông dân xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời trồng hơn 550 ha đậu xanh trên đất ruộng. Sau từ 55 đến 60 ngày chăm sóc, hiện đậu xanh đã cho trái. Nông dân đang tập trung thu hoạch đậu xanh đợt 1.
Theo các hộ đã thu hoạch cho biết, năm nay năng suất vụ đậu xanh trung bình đạt từ 150 đến 250 kg/công. Giá bán tương đương năm rồi, trung bình dao động từ 25.000 đồng đến 26.000 đồng/kg. Với năng suất và giá đậu xanh hiện tại, lợi nhuận nông dân thu được từ trồng vụ đậu xanh cao gấp 2 lần so với trồng vụ lúa.
Có thể bạn quan tâm
Vụ hè thu này, nhiều hộ nông dân “bể bồ” lúa, khi ở Mộ Đức năng suất bình quân ước 64 tạ/ha, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành 63 tạ/ha…Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui chung thì nông dân một số địa phương cũng có những nỗi buồn riêng. Ấy là nhiều diện tích ruộng bị bỏ hoang vì thiếu nước hoặc sa bồi thủy phá do cơn lũ hồi giữa tháng 11.2013, nông dân “xé” quy trình kỹ thuật khiến kết quả sản xuất ở một số cánh đồng mẫu lớn (CĐML) không như mong đợi…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa theo dõi sát tình hình sản xuất, sản lượng...
Nguồn tin từ các nhà xuất khẩu cũng cho biết BERNAS đang đàm phán để mua thêm 200.000 tấn gạo từ kho dự trữ thóc gạo của Chính phủ Thái Lan thông qua thỏa thuận liên chính phủ.
Là vùng thuần nông, đời sống của người dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị) chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên nhìn chung thu nhập của người dân còn thấp. Để tìm hướng phát triển mới cho nông nghiệp, đặc biệt là trong chăn nuôi, thời gian qua huyện đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển mạnh đàn bò lai trên địa bàn nhằm nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Lâu nay, “bài toán” làm đau đầu người nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là vấn đề chất thải của tôm, thức ăn thừa, phù sa tích tụ sau mỗi chu kỳ nuôi tồn lắng dưới đáy ao hồ cùng với nguồn nước thải từ ao nuôi tôm gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái.