Giá khoai môn thấp, nông dân lỗ nặng
Đang thu hoạch 0,6 ha khoai môn, anh Bình (ngụ ấp Sân Cu, xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) than thở, sau 6 tháng chăm sóc ruộng môn, đến khi thu hoạch thương lái trả khoảng 7.000 đồng/kg thì đã cầm chắc lỗ.
Anh Bình cho biết, mùa vụ khoai môn năm trước, giá khoai dao động từ 12.000 đến 14.000 đồng/kg nên nhiều người trồng môn trúng đậm. Năm nay nhiều người đổ xô bỏ hoa màu sang trồng khoai môn nên diện tích khoai môn tăng đột biến. Hơn nữa, thời tiết mùa vụ này ít mưa dẫn đến năng suất môn cho củ thấp, gặp giá thấp thì nông dân “lãnh đủ”.
Anh Bình cho biết thêm, mỗi công đất trồng khoai môn có chi phí chăm sóc gần 10 triệu đồng trong 6 tháng. Đến khi thu hoạch, tiền thuê công đào, phân loại củ môn tốn khoảng 1,5 triệu đồng/ 1 công đất trồng khoai nên coi như đã lỗ nặng.
Có người may mắn mỗi công đất cho năng suất củ khoảng 2 tấn thì trừ chi phí chăm sóc, thu hoạch coi như huề vốn. Vì vậy mà vụ khoai môn năm nay, nhiều người trồng môn ở cánh đồng Sân Cu như anh coi như trắng tay!
Theo cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, diện tích khoai môn trong tỉnh chưa được thống kê vì đa số người dân trồng tự phát. Trước đây chỉ có một số hộ ở xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành và xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu canh tác khoai môn, nhưng năm nay nhiều người đổ xô trồng khoai, dù đây là loại cây không được ngành chức năng khuyến khích mở rộng diện tích canh tác.
Có thể bạn quan tâm
Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng.
Những tưởng với sự hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ từ phía đối tác Nhật Bản; hỗ trợ kinh phí đầu tư từ UBND tỉnh để ngư dân nâng cấp, cải hoán tàu thuyền đánh bắt thí điểm theo công nghệ của nước bạn chuyển giao thì năng suất, chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định sẽ được nâng cao, hướng xuất khẩu qua Nhật Bản sẽ thuận lợi. Vậy nhưng, qua đợt thí điểm vừa qua, cá ngừ đại dương Bình Định vẫn đang loay hoay…
Chủ yếu hỗ trợ cho bà con trong vùng Dự án nuôi cá trên ruộng lúa thí điểm theo tổ hợp tác 33ha tại các xã Mỹ Phước (Mang Thít), Hiếu Nhơn, Hiếu Thành (Vũng Liêm), vốn đầu tư 400 triệu đồng. Nông dân tham gia dự án được hỗ trợ cá giống, 30% chi phí thức ăn và được trung tâm khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Đến thôn Tài Tùng, xã Yên Than (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), hỏi trang trại nuôi gà của anh Phạm Văn Bình ai cũng biết, bởi anh là một trong những người tiên phong bỏ công sức và kinh phí để khôi phục lại giống gà Tiên Yên nổi tiếng trước đây.
Thỏ là vật dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều công sức, vốn ít, có thể tận dụng thức ăn ngay tại địa phương, nhu cầu thị trường rất lớn, đang là một hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi của nhiều hộ nông dân ở Quỳnh Phụ (Thái Bình).