Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiêu thụ bí đỏ ở Tân Đức giảm giá vẫn bí đầu ra

Tiêu thụ bí đỏ ở Tân Đức giảm giá vẫn bí đầu ra
Ngày đăng: 15/04/2015

5 năm trở lại đây, bí đỏ trở thành một trong những cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông ở xã Tân Đức (Phú Bình). Tuy nhiên, do không có thị trường ổn định nên việc tiêu thụ sản phẩm của bà con nông dân trở nên bấp bênh.

Nếu như những năm trước, đến thời điểm này quả bí đã được tiêu thụ hết thì năm nay bí đỏ ở Tân Đức lại lâm vào cảnh ế ẩm và rớt giá.

Ông Đào Văn Khương, Phó chủ tịch UBND xã Tân Đức cho biết: Do cây bí đỏ phù hợp với đồng đất của địa phương lại mất ít công chăm sóc nên nhiều năm nay bà con nông dân trong xã đã chọn làm cây trồng chính cho vụ đông. Trung bình mỗi năm, người dân trong xã trồng được hơn 60ha bí đỏ, sản lượng đạt hơn 1.000 tấn quả, với giá bán trung bình từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.

Nếu chăm sóc tốt mỗi sào bí có thể cho thu hoạch từ 4 - 6 tạ quả và cho thu lãi khoảng 1 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay ngoài việc ảnh hưởng thời tiết khiến năng suất bí đỏ vụ đông giảm từ 1 - 2 tạ/sào so với mọi năm thì giá bán cũng rất thấp, chỉ từ 1.500 - 2.500 đồng/kg mà vẫn không có thương lái đến thu mua. Hiện toàn xã vẫn còn tồn đọng khoảng hơn 600 tấn quả.

Đến nhà các hộ dân ở những xóm tập trung nhiều diện tích bí đỏ, chúng tôi đều chứng kiến một cảnh tượng chung là quả bí đỏ xếp chật kín trong nhà. Do không tiêu thụ kịp, có nhiều quả đã bị thối rữa vì chuột gặm, nước chảy cả ra nền nhà khiến ruồi muỗi bu lại và bốc mùi khó chịu.

Chị Nguyễn Thị Thanh, ở xóm Tân Ngọc nhìn đống bí chất đầy trong nhà ngao ngán nói: Vụ đông vừa qua gia đình tôi trồng 10 sào bí đỏ, thu hoạch được gần 4 tấn quả. Cứ ngỡ năm nay bí mất mùa thì sẽ bán được giá nhưng đến giờ tôi mới bán được khoảng 5 tạ quả, với giá từ 2.000 - 2500 đồng/kg, rẻ hơn năm ngoái 3.000 đồng/kg. Số bí còn tồn đọng trong nhà nhiều quả đã bị thối nên tôi buộc phải để cho trâu, bò ăn.

Theo những người dân địa phương, năm ngoái bí đỏ mới thu hoạch về đã có thương lái đến tận nhà mua, ở thời điểm đầu vụ và chính vụ, giá bí bán được từ 3.000 - 4.000 đồng/kg, cuối vụ giá bí tăng thêm được từ 2.000 - 3.000 đồng/kg mà còn không có để bán. Trong khi năm nay, hầu như nhà nào cũng còn tồn đọng khoảng vài tấn bí khiến bà con rất lo lắng.

Chị Đỗ Thị Phượng, ở xóm Trại Vàng cho biết: Vụ đông năm 2013, gia đình tôi trồng 7 sào bí đỏ, bán với giá trung bình 4.000 đồng/kg đã thu về được hơn 8 triệu đồng. Vụ đông năm 2014 tôi trồng thêm 4 sào, thu về hơn 3 tấn quả nhưng hiện tại tôi mới chỉ bán được 3 tạ, số còn lại vẫn đang chất đống ở trong bếp và ngoài chuồng trâu mà chưa biết bao giờ mới bán được.

Thực trạng ở xã Tân Đức là vậy nhưng khi chúng tôi đi khảo sát tại một số chợ ở T.P Thái Nguyên như chợ Đồng Quang, chợ Túc Duyên… thì giá bí đỏ vẫn được bán với giá khá cao, từ 6.000 - 8.000 đồng/kg. Đề cập vấn đề này với bà con nông dân trong xã, chúng tôi được biết khi đến mùa thu hoạch, các thương lái thường trực tiếp đến thu mua, định đoạt giá cả nên dẫn đến đầu ra không ổn định.

Riêng năm nay, Khi hỏi về nguyên nhân khiến bí đỏ ế ẩm và giảm giá như vậy, hầu hết các thương lái đều có câu trả lời là do sau khi thu mua về họ không hợp đồng tiêu thụ được với các bếp ăn tập thể, cửa hàng, quán ăn…nên không dám mua nhiều và trả giá cao cho người nông dân.

Hiện toàn xã Tân Đức có hơn 2.000 hộ dân, trong đó có hơn 80% số hộ sống bằng nghề trồng hoa màu nên việc bí đỏ mất giá, không có người thu mua đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân trong xã. Vì vậy, nhiều hộ dân đã nghĩ đến chuyện giảm diện tích trồng bí đỏ ở vụ đông năm nay hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Thiết nghĩ, với những tiềm năng và thế mạnh của địa phương thì Tân Đức hoàn toàn có thể trở thành một vùng chuyên canh bí của huyện Phú Bình. Tuy nhiên để khuyến khích người nông dân phát triển loại cây trồng này thì chính quyền xã cần quan tâm, chủ động hơn nữa trong việc quản lý, liên kết với các đầu mối tiêu thụ để hỗ trợ tổ chức thu mua cho nông dân. Có như vậy người dân mới yên tâm sản xuất và tránh được tình trạng bí đỏ bị giảm giá như hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Độc Đáo Mô Hình Nuôi Le Le Bán Hoang Dã Độc Đáo Mô Hình Nuôi Le Le Bán Hoang Dã

Le le là một loài chim hoang dã, có nhiều ở vùng ĐBSCL. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người săn bắt le le tự nhiên để bán cho các nhà hàng làm món đặc sản. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường và cũng muốn bảo tồn một loài chim có giá trị kinh tế cao, nhiều người đã tìm cách nuôi và cho sinh sản le le. Ông Sa Lê và ông Gồ Sa Ly (cả hai đều là người Chăm) là 2 điển hình nuôi le le thành công ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

07/05/2012
Tôm Tít Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan Tôm Tít Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan

Hơn một tháng nay tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Tôm tít xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với việc nuôi trồng thủy sản và môi trường trong đầm, rất cần các cơ quan chuyên môn vào cuộc.

11/05/2012
Kinh Nghiệm Phòng Bệnh Cúm Cho Gia Cầm Kinh Nghiệm Phòng Bệnh Cúm Cho Gia Cầm

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

13/07/2012
Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Ở Nam Định Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Ở Nam Định

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

12/04/2012
Cách Xử Lý Nhãn, Vải Ra Hoa, Đậu Quả Tốt Cách Xử Lý Nhãn, Vải Ra Hoa, Đậu Quả Tốt

Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.

13/07/2012