Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Vùng Nuôi Tôm Phú Thuận (An Giang)
Tại xã Phú Thuận (Thoại Sơn - An Giang), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất lúa. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Việt Hiệp đã đến dự.
Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.
Theo nông dân Nguyễn Bá Thạnh, qua thử nghiệm mô hình 1 tôm+1 lúa cho thấy hiệu quả kinh tế khả quan: Sau 6 tháng thả nuôi 1 héc-ta, thu được 1,1 tấn tôm càng xanh, bán 3 đợt với giá từ 185.000 - 210.000 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận hơn 100 triệu đồng; 1 vụ lúa lời 32 triệu đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Việt Hiệp trên cơ sở đánh giá hiệu quả bước đầu, đồng chí yêu cầu ngành chức năng cần tháo gỡ những khó khăn về chất lượng nguồn giống, hệ thống điện phục vụ, thị trường đầu ra và chính sách hỗ trợ cho nông dân.
Đặc biệt, phải xã hội hóa công tác giống dựa trên nhu cầu thị trường; giao ngành Nông nghiệp tham mưu UBND huyện Thoại Sơn cùng ngành Điện lực bàn phương án kéo điện cho vùng sản xuất tôm Phú Thuận. Đồng thời, chủ động nguồn giống, sản xuất đủ nguyên liệu, để kêu gọi ký kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp; để dân đủ khả năng sản xuất 2 tôm+1 lúa trên đất ruộng, tăng thu nhập.
Nguồn bài viết: http://angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3jPoBBLczdTEwODUBMXA0eLICNfLws34yAjE_2CbEdFAL-nBKI!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/agportal/sa-tin-tuc/4bd34200465df3c88d65ff1cc02d7b3f
Có thể bạn quan tâm
Chiều 26.11, Ban tổ chức (BTC) Hội chợ công thương, nông sản miền Bắc 2015 đã họp phiên cuối cùng (ảnh) để tổ chức Hội chợ tại TP.Bắc Ninh.
Mô hình Tổ nông dân tự hùn vốn xoay vòng giúp nhau xây nhà ở kiên cố trên địa bàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Bạc Liêu áp dụng các mô hình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa; luân canh tôm – lúa; nuôi sò huyết trong ao nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; trồng măng tây… được nhiều nông dân hưởng ứng phát triển mạnh.
Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.