Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiểm soát bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Kiểm soát bệnh chết nhanh trên cây tiêu
Ngày đăng: 29/06/2015

Để phòng ngừa bệnh "chết nhanh" trên cây tiêu, bà con nông dân cần chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Trong ảnh: Chăm sóc vườn tiêu tại xã Láng Lớn (huyện Châu Đức).

Theo thống kê của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT-BVTV), tại 7 tỉnh thuộc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, BR-VT, Bình Thuận), nơi chiếm 85% tổng diện tích trồng hồ tiêu toàn quốc, bệnh “chết nhanh” trên tiêu là bệnh đáng sợ hàng đầu ở các nhà vườn trồng tiêu. Bệnh do loài nấm Phytophthora palmivora sống dưới đất gây nên. Loài nấm này thích nước, do đó bệnh phát triển mạnh và lan tràn trong mùa mưa, nhất là giai đoạn giữa và đến cuối mùa mưa.

Theo Chi cục TT-BVTV, trên địa bàn tỉnh BR-VT có hơn 9.000ha tiêu, xếp thứ 4 trên cả nước về diện tích. Từ đầu năm đến nay có khoảng 20ha tiêu nhiễm bệnh “chết nhanh”, xảy ra tại các huyện: Tân Thành, Châu Đức và Xuyên Mộc. So với năm 2014, bệnh này giảm khoảng 40 - 50%. Từ nhiều năm nay, bệnh tiêu “chết nhanh” chỉ xuất hiện cục bộ và được người dân phòng trừ kịp thời. Ông Vũ Đình Thắng, xã Xà Bang (huyện Châu Đức) cho biết, sau khi tham gia lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng và chăm sóc cây tiêu, ông đã áp dụng giải pháp bón phân cân đối, đồng thời cải tạo hệ thống thoát nước phù hợp với vườn tiêu của mình.

Theo kinh nghiệm của ông Thắng, bệnh xảy ra trên cây tiêu phần lớn là do không tuân thủ đúng theo quy trình canh tác theo hướng hữu cơ sinh học. Ông Thắng cũng chỉ ra một số biện pháp cơ bản có tác dụng hạn chế sự phát sinh và lây lan của bệnh như: Không xới đất vườn tiêu trong mùa mưa, đánh rãnh thoát nước sâu (2 hàng tiêu 1 rãnh thoát nước) để khi mưa, nước thoát nhanh, không chảy tràn cả vườn dễ lây bệnh. Tăng cường bón phân hữu cơ cho cây, hạn chế tạo bồn ở gốc tiêu để không úng nước mùa mưa, dùng thuốc Trichoderma để phòng ngừa nấm bệnh…

Hiện Chi cục TT-BVTV cũng đưa ra khuyến cáo, để phòng trừ bệnh có hiệu quả cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp một cách thường xuyên, bao gồm việc chọn đất và thiết kế vườn, chế độ chăm sóc và các biện pháp tiêu diệt nguồn nấm bệnh. Đất trồng tiêu cần tơi xốp, có nguồn nước tưới trong mùa khô và thoát nước nhanh trong mùa mưa. Sau đợt mưa lớn không để vườn đọng nước lâu. Chế độ chăm sóc chủ yếu là thường xuyên vệ sinh vườn cây và bón phân hữu cơ nhằm làm đất tơi xốp, đồng thời sinh ra các chất kích thích sự phát triển của bộ rễ làm cây sinh trưởng khỏe mạnh. Ngoài ra, dùng thuốc hóa học tiêu diệt nguồn nấm bệnh là yêu cầu quan trọng không thể thiếu trong việc phòng trừ bệnh.

Mới đây, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cũng đã triển khai dự án khuyến nông “Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh chết nhanh, chết chậm hồ tiêu tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ”. Dự án này sẽ được thực hiện tại 6 tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trong đó có BR-VT với kinh phí gần 10 tỷ đồng. Dự án sẽ triển khai mỗi tỉnh 1 mô hình gồm 12ha, mỗi mô hình gồm 3 điểm trình diễn cố định trong 3 năm và sẽ được thực hiện từ nay cho đến năm 2017.

Triệu chứng điển hình của bệnh nhiễm nấm Phytophthora palmivora là cây đang sinh trưởng bình thường, xanh tốt thì đột nhiên lá biến sang màu vàng rồi rụng hàng loạt, sau đó các đốt thân cũng bị thâm đen và rụng. Vì vậy, người trồng tiêu gọi bệnh này là “bệnh chết nhanh”. Hiện tượng rụng lá và đốt thường bắt đầu từ ngọn trở xuống và xảy ra tương đối nhanh chóng, chỉ sau một vài tháng cả cây tiêu héo chết. Nhổ gốc lên thấy bộ rễ bị thối đen, gốc thân cũng bị thối. Khi đã thấy lá vàng và rụng là bộ rễ đã bị nấm phá hại nhiều không thể cứu chữa được. Bệnh phát triển nhiều ở những nơi đất kém tơi xốp, ít chất hữu cơ và chậm thoát nước.


Có thể bạn quan tâm

Giá trái cây giảm thê thảm Giá trái cây giảm thê thảm

ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch rộ trái cây nhưng nhà vườn rất khó khăn trong tiêu thụ. Đáng buồn hơn, những sản phẩm phải tốn hàng ngàn USD để làm chứng nhận GlobalGAP nhưng chỉ bán được trong nước

04/05/2015
Giá hành tím Sóc Trăng tăng gấp 4 lần Giá hành tím Sóc Trăng tăng gấp 4 lần

Ở thời điểm đầu tháng Tư, giá hành chỉ trên dưới 2.000 đồng mỗi kg, nhưng gần tuần nay giá đang được đoàn viên thanh niên mua ở mức 7.000 đến 8.000 đồng; loại tốt, củ to, đều, một số thương lái đã trả giá tới 9.000 đến 10.000 đồng một kg.

04/05/2015
Rau quả Việt Nam có nhiều tiềm năng ở vùng Vịnh Rau quả Việt Nam có nhiều tiềm năng ở vùng Vịnh

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á thuộc Bộ Công Thương, nhu cầu nhập khẩu rau quả, cây cảnh của các quốc gia vùng Vịnh (GCC) ngày càng tăng cao sẽ là cơ hội lớn cho một số loại trái cây Việt Nam như vải thiều, nhãn lồng, thanh long.

04/05/2015
Đã “giải cứu” 1.000 tấn hành tím Đã “giải cứu” 1.000 tấn hành tím

Dù đang dịp nghỉ lễ nhưng tại thị xã Vĩnh Châu và TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, không khí “giải cứu” 50.000 tấn hành tím tồn đọng đang rất khẩn trương nhằm giúp nông dân thoát cảnh trắng tay, nợ nần. Tính đến ngày 30-4, sản lượng hành tím được “giải cứu” khoảng 1.000 tấn.

04/05/2015
Quả vải tươi Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang Úc Quả vải tươi Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang Úc

Bộ Nông nghiệp Úc mới đây đã có văn bản chính thức cho phép nhập khẩu quả vải tươi từ Việt Nam.

04/05/2015