Nông dân Quảng Nam méo mặt vì sản xuất lúa giống

Nguyên nhân do ngay từ đầu vụ sản xuất, các Hợp tác xã ký hợp đồng với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn và Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, tỉnh Nghệ An để sản xuất, cung ứng lúa giống cho đơn vị này. Lúa gặt về, bà con “trông mòn con mắt” chẳng thấy Công ty này đến mua.
Đã 2 tháng trôi qua, vợ chồng bà Ngô Thị Tư ở thôn Trà Châu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam mỏi mắt trông chờ doanh nghiệp đến mua mấy tấn lúa giống thảo dược gia đình bà sản xuất theo hướng dẫn của Hợp tác xã Duy Sơn 2. Doanh nghiệp thì “bặt vô âm tín”, còn Hợp tác xã chẳng biết ăn nói với bà con thế nào. Chồng bà Tư mắc bệnh thận phải chữa trị tốn hàng cả chục triệu đồng, cả nhà trông chờ vào mấy tấn lúa, mà lúa thì chất đống từ ngày này qua ngày khác.
Theo phản ánh của người dân địa phương, vụ Đông- xuân vừa qua, xã viên của 3 HTX tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là Duy Sơn, Duy Phước và Duy Hòa được huyện hỗ trợ tiền để sản xuất giống lúa thảo dược theo hợp đồng ký kết với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn và Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, tỉnh Nghệ An.
Cánh đồng 13 héc ta được HTX Duy Sơn 2 chọn sản xuất lúa giống
Doanh nghiệp cam đoan chắc nịch sẽ mua toàn bộ sản lượng sau khi thu hoạch. Thế là, bà con không ngần ngại chuyển hơn 50 héc ta sang sản xuất lúa giống thảo dược. Bà Nguyễn Thị Thơm, ở thôn Trà Châu, xã Duy Sơn 2, huyện Duy Xuyên cho biết, gần 2 tháng sau khi thu hoạch lúa vẫn không thấy bóng dáng doanh nghiệp đến thu mua, trong khi điều kiện bảo quản lúa giống không đảm bảo dễ bị hỏng.
Từ nhiều năm nay, các Hợp tác xã ở tỉnh Quảng Nam ký kết hợp đồng sản xuất, cung ứng lúa giống cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, do chưa nắm rõ “lai lịch” của doanh nghiệp nên không ít hợp tác xã bị doanh nghiệp “quỵt nợ” hoặc lặng lẽ “rút êm”.
Ông Phạm Văn Du, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã Duy Sơn 2, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết, Hợp tác xã từng được xem là “bà đỡ” của kinh tế hộ, nhưng lúc này, khi doanh nghiệp đơn phương phá vỡ hợp đồng thì xã viên là người chịu thiệt trước tiên. Vì vậy, theo ông Du, cần có một cơ quan chức năng đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hợp tác xã và xã viên.
Ông Du cho hayt, vụ lúa vừa qua, Hợp tác xã đã chọn cánh đồng Cả rộng 13 héc ta, nơi được xem là “vựa lúa” của địa phương để sản xuất lúa giống thảo dược theo hợp đồng ký kết với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn và Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, không ngờ lại bị doanh nghiệp làm khổ nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, bà con dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn đang trồng và nhân rộng giống rau bò khai trong các vườn rừng. Ðây là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh, đến cuối tháng 8/2014, các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành đã thu hoạch được gần 30.000 tấn tôm thương phẩm, đạt 109% kế hoạch năm, tăng hơn 6.000 tấn so với cả vụ nuôi năm 2013.

Trước mắt, TT KKN phối hợp với thanh tra 3 Sở NN-PTNT: Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long trực tiếp kiểm tra các đại lý buôn bán phân bón hữu cơ (vi sinh, sinh học, khoáng), phân hữu cơ khoáng, phân bón lá, sau đó lấy mẫu đem về trung tâm phân tích chất lượng cũng như giám sát tại chỗ nội dung bao bì quảng cáo.

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Nam phối hợp với trung tâm Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Kỹ thuật Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố Tam Kỳ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng trên sông Tam Kỳ.

Sau rằm tháng 7, phần lớn các loại rau màu giảm giá thì dưa hấu tăng giá trở lại. Khoảng một tháng rưỡi trước, giá dưa ở mức thấp từ 3.000-3.200 đồng/kg thì hiện nay tăng thêm 600-1.000 đồng/kg.