Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Niên Làm Nghề Độc

Thanh Niên Làm Nghề Độc
Ngày đăng: 16/01/2014

Bảo, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ (Bình Định) học được nghề nuôi rắn hổ trâu bán thịt. Năm 2011, anh Bình quyết định trở về quê lập nghiệp với nghề này.

Với 25 con giống đầu tiên mua ở Tây Ninh (250 ngàn đồng/con), cuối năm 2012, anh Bình xuất bán lứa rắn thịt đầu tiên, bình quân 900 ngàn đồng/kg, thu gần 20 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn bán 50 con rắn giống do anh nuôi tự nhân giống. Anh Bình cho biết, trứng do rắn mẹ đẻ ra, cho vào thùng xốp, ấp khoảng 70 ngày thì nở.

Anh nuôi rắn con được khoảng một tuần thì xuất bán với giá 200 ngàn đồng/con, thu gần 10 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí, anh thu lãi gần 20 triệu đồng và những vụ nuôi kế tiếp anh không tốn tiền giống. Nhờ vậy, năm 2013, tổng nguồn thu từ việc nuôi rắn trâu của anh Bình đạt trên 50 triệu đồng.

Theo anh Bình, rắn hổ trâu dễ nuôi, hầu như không bị bệnh tật, thức ăn cũng dễ kiếm như cóc, ếch nhái… Khoảng 3 ngày thì cho rắn ăn một lần và vệ sinh chuồng sạch sẽ. Việc ấp trứng rắn cũng không cần máy móc, chỉ cần tự làm thùng ấp, cho đất thịt vào thùng với độ ẩm từ 70 - 80%, thỉnh thoảng đem trứng rắn phơi nắng buổi sáng một tí cho tốt.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho rắn, anh Bình học hỏi kinh nghiệm của nhiều người nuôi ếch và mua giống ếch Thái Lan về nuôi, giúp rắn tăng trọng nhanh, hạ giá thành. “Việc nuôi rắn không khó, lại tranh thủ thời gian nhàn rỗi sau khi làm nông, thu nhập cũng khá”, anh Bình kết luận.

Năm 2014, anh Bình quyết định đầu tư nuôi gần 200 con rắn thịt, mở rộng thị trường, nâng cao thu nhập. Với mô hình mới này, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn trẻ ở trong tỉnh muốn lập nghiệp, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Mía Khô Dài Cổ Chờ Nhà Máy Mía Khô Dài Cổ Chờ Nhà Máy

Tại huyện miền núi Sơn Hòa có hơn 11.800ha mía, do thời tiết nắng hạn kéo dài nên có hơn 70ha mía bị cháy và hơn 3.920ha mía khô héo.

12/03/2014
Gà Sống, Người “Chết”! Gà Sống, Người “Chết”!

Sau 1 tháng gà bị cầm chuồng, trong giai đoạn tăng trưởng này, mỗi ngày đàn gà 8.200 con “ngốn” mất 10 triệu đồng tiền thức ăn. Vị chi qua 1 tháng cầm chuồng, người nuôi đã mất thêm 300 triệu đồng tiền thức ăn.

12/03/2014
Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Thời gian qua, mặc dù ngành chuyên môn đã tăng cường nhiều biện pháp phòng, chống nhưng tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn tiếp tục xảy ra trên địa bàn huyện Năm Căn (Cà Mau). Tác nhân gây hại chủ yếu là virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.

13/03/2014
Một Số Giải Pháp Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Một Số Giải Pháp Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Theo Sở NN&PTNT, đến nay, tổng diện tích thả nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh trong tỉnh Bến Tre là 882ha, diện tích bị thiệt hại là 143ha. Tôm chết giai đoạn từ 30-35 ngày tuổi, do bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, tập trung tại các xã: Định Trung, Đại Hòa Lộc và các địa phương nuôi ngoài vùng qui hoạch, như: Thới Lai, Phú Vang, Lộc Thuận (Bình Đại).

13/03/2014
Xử Lý Những Hộ Nuôi Cá Từ Nguồn Nội Tạng Gia Súc, Gia Cầm Xử Lý Những Hộ Nuôi Cá Từ Nguồn Nội Tạng Gia Súc, Gia Cầm

Thời gian qua dù cơ quan chức năng thành phố đã tăng cường kiểm tra xử lý, nhưng nhiều hộ chăn nuôi cá bè trên sông Cái (thuộc nhánh sông Đồng Nai) vẫn lén lút nhập nguồn thức ăn cho cá là nội tạng gia súc, gia cầm, trong đó có hàng trăm ký lòng gà, lòng vịt.

13/03/2014