Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bỏ Việc Thầu Ruộng Hoang Trồng Rau Sạch

Bỏ Việc Thầu Ruộng Hoang Trồng Rau Sạch
Ngày đăng: 30/04/2014

Khổ sở với đồng lương ba cọc ba đồng không đủ chi tiêu, đặc biệt là khi giá cả ngày càng leo thang, không ít công chức đã quyết định nghỉ việc về trồng rau sạch bán kiếm sống.

Chị Nguyễn Thị Phương Thảo, 29 tuổi (Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) từng là nhân viên hành chính một cơ quan nhà nước, công việc ổn định nhàn hạ tỷ lệ thuận với đồng lương ba cọc ba đồng. Cảm thấy khó sống, cách đây hơn một năm chị quyết định xin nghỉ việc về nhà trồng và kinh doanh rau sạch.

Cùng với mẹ chồng, chị cải tạo 2 sào đất ruộng bị bỏ hoang mấy năm nay ở Văn Quán và thuê thêm hơn 2 sào của các hộ bên cạnh để trồng rau. Sau hơn một năm, đến nay, vườn rau sạch nhà chị khá tốt với đủ loại, từ rau lang, muống, cải, dền, ngón... đến dưa chuột, rau gia vị.

“Tuy chỉ là tự trồng, tự tiêu thụ nhưng vì rau luôn đảm bảo sạch nên tôi được nhiều người ủng hộ và đặt hàng thường xuyên. Trừ tất cả chi phí, mỗi tháng tôi cũng lời khoảng 8-10 triệu đồng, gấp ba lần thu nhập trước đây”, chị Thảo cho hay.

Tương tự, chị Lê Ngọc Anh ở ngõ 329 Cầu Giấy (Hà Nội) cũng quyết định nghỉ việc để thuê đất trồng rau sạch bán. Chị Ngọc Anh cho hay, trước đây, cứ một tuần hai lần chị phải chạy xe máy sang tận trường đại học Nông nghiệp (Gia Lâm, Hà Nội) để mua rau sạch. Mỗi lần chị đều ở lại khá lâu để quan sát, tìm hiểu về cách trồng, chăm bón rau sạch. Sau vài tháng, chị ở nhà thuê đất tự trồng rau.

Chị Ngọc Anh kể đã phải về khu vực Cổ Nhuế, nơi có nhiều ruộng đất bỏ hoang, để thuê lại. “Mới đầu tôi chỉ thuê hơn 1,5 sào đất với giá 1,1 triệu đồng/năm để trồng thử, thăm dò thị trường. Vài tháng sau, thấy nhu cầu đặt mua ngày càng nhiều, lượng khách quen ngày càng đông nên tôi thuê thêm 7 sào đất gần đó và ba nhân công nữa để phụ tôi chăm sóc”, chị nói.

“Nói chung, trừ hết chi phí, lấy công làm lãi thì mỗi tháng, thu nhập của tôi cũng gấp 4-5 lần thời làm công ăn lương”, chị chia sẻ. Ngoài ra, chị Ngọc Anh còn có ý định sẽ thuê thêm đất, nhân công để mở rộng mô hình trồng và kinh doanh rau sạch, bởi lượng rau chị trồng mới đáp ứng được 2/3 nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, để trở thành “nông dân chính hiệu” có thu nhập cao, nhiều người gặp không ít khó khăn. Không chỉ vất vả học làm nông dân, chị Phương Thảo còn phải dậy từ 5h sáng để thu hoạch rau và chấp nhận thua lỗ, thậm chí mất trắng cho những lứa rau đầu tiên chị và mẹ chồng chị trồng.

Chị Thảo kể, lần đầu tiên do thiếu kinh nghiệm về thời gian phun thuốc trừ sâu cho rau nên cận ngày thu hoạch, sâu, bọ nhảy ăn gần như sạch trơn. Thế là mất trắng công sức, vốn liếng. Sau lần đó, chị phải về các khu trồng rau ở ngoại thành Hà Nội để học hỏi.

Rau dễ bị sâu tấn công, như rau cải, thì phải che chắn bằng nilon để phòng bọ nhảy ăn lá; những loại khác ít sâu hơn thì thấy con nào phải bắt ngay con đó. Nhiều con sâu có hình dạng kỳ dị, chị vừa bắt vừa run. “Càng ngày làm càng có kinh nghiệm. Từ lỗ thành hòa vốn rồi chuyển sang có lãi như bây giờ”.

Cũng 6 năm bỏ nghề quay sang làm nông, chị Nguyễn Hồng Vân (Hàng Đậu, Hà Nội) sang tận Trâu Quỳ (Gia Lâm) để thuê đất trồng rau sạch. Chị Vân tâm sự, trở ngại nhất chị gặp là về thị trường tiêu thụ.

“Bán trên trang cá nhân thì mọi người không tin tưởng, chỉ bán được cho người quen. Nhiều hôm thu hoạch cả tạ rau các loại mà chỉ bán được 60-70 kg với giá rau sạch, phần còn lại ế, phải đem đổ buôn ở chợ với giá rau thường”.


Có thể bạn quan tâm

Thâm Canh Mãng Cầu Xiêm Theo Tiêu Chí VietGAP Ở Tiền Giang Thâm Canh Mãng Cầu Xiêm Theo Tiêu Chí VietGAP Ở Tiền Giang

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế miền đất nhiễm mặn, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) thâm canh mãng cầu xiêm - cây trồng đặc sản đang cho hiệu quả kinh tế cao theo tiêu chí VietGAP.

19/04/2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Ở Bà Rịa-Vũng Tàu Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Ngày 16/4/2013, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến Ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Hội nông dân xã Tóc Tiên tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp” cho hơn 40 nông ngư dân xã Tóc Tiên và xã Hắc Dịch của huyện Tân Thành.

20/04/2013
Nuôi Thủy Sản Nước Lợ Vẫn Còn Khó Khăn Nuôi Thủy Sản Nước Lợ Vẫn Còn Khó Khăn

Kết thúc quí 1-2013, tình hình dịch bệnh xảy ra đối với thủy sản nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL giảm so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, một số nhà chuyên môn cho biết vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt khi chưa có biện pháp phòng, trị bệnh hữu hiệu cho hai đối tượng nuôi chủ lực là tôm và nghêu.

20/04/2013
Xuất Khẩu Hồ Tiêu Đạt Kỷ Lục Xuất Khẩu Hồ Tiêu Đạt Kỷ Lục

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), khác với nhiều năm trước, lượng hồ tiêu xuất khẩu quý 1 năm nay tăng đột biến, trên 38.300 tấn với kim ngạch hơn 254 triệu USD, tăng trên 23,5% về lượng và 20% về giá trị.

20/04/2013
Nuôi Ba Ba Lãi Trên 100 Triệu Đồng/năm Ở An Giang Nuôi Ba Ba Lãi Trên 100 Triệu Đồng/năm Ở An Giang

Ông Trương Văn Te, ngụ ấp Cần Thuận, xã Cần Đăng (Châu Thành, An Giang) cho biết, tận dụng diện tích đất trống quanh nhà và 1 công đất ruộng, ông xây dựng bồn nuôi ba ba hơn 5 năm nay. Ngoài cung cấp ba ba thịt, gia đình ông còn cung cấp ba ba giống với giá từ 3.000 - 5.000 đồng/con. Hàng năm, gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng từ bán ba ba thịt và ba ba giống.

22/04/2013