Thanh Niên Làm Nghề Độc

Bảo, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ (Bình Định) học được nghề nuôi rắn hổ trâu bán thịt. Năm 2011, anh Bình quyết định trở về quê lập nghiệp với nghề này.
Với 25 con giống đầu tiên mua ở Tây Ninh (250 ngàn đồng/con), cuối năm 2012, anh Bình xuất bán lứa rắn thịt đầu tiên, bình quân 900 ngàn đồng/kg, thu gần 20 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn bán 50 con rắn giống do anh nuôi tự nhân giống. Anh Bình cho biết, trứng do rắn mẹ đẻ ra, cho vào thùng xốp, ấp khoảng 70 ngày thì nở.
Anh nuôi rắn con được khoảng một tuần thì xuất bán với giá 200 ngàn đồng/con, thu gần 10 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí, anh thu lãi gần 20 triệu đồng và những vụ nuôi kế tiếp anh không tốn tiền giống. Nhờ vậy, năm 2013, tổng nguồn thu từ việc nuôi rắn trâu của anh Bình đạt trên 50 triệu đồng.
Theo anh Bình, rắn hổ trâu dễ nuôi, hầu như không bị bệnh tật, thức ăn cũng dễ kiếm như cóc, ếch nhái… Khoảng 3 ngày thì cho rắn ăn một lần và vệ sinh chuồng sạch sẽ. Việc ấp trứng rắn cũng không cần máy móc, chỉ cần tự làm thùng ấp, cho đất thịt vào thùng với độ ẩm từ 70 - 80%, thỉnh thoảng đem trứng rắn phơi nắng buổi sáng một tí cho tốt.
Để đảm bảo nguồn thức ăn cho rắn, anh Bình học hỏi kinh nghiệm của nhiều người nuôi ếch và mua giống ếch Thái Lan về nuôi, giúp rắn tăng trọng nhanh, hạ giá thành. “Việc nuôi rắn không khó, lại tranh thủ thời gian nhàn rỗi sau khi làm nông, thu nhập cũng khá”, anh Bình kết luận.
Năm 2014, anh Bình quyết định đầu tư nuôi gần 200 con rắn thịt, mở rộng thị trường, nâng cao thu nhập. Với mô hình mới này, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn trẻ ở trong tỉnh muốn lập nghiệp, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình tại địa phương.
Related news

Xã Long Tân là địa phương có truyền thống nuôi bò sữa của huyện Dầu Tiếng. Trước đây, những mô hình nuôi bò sữa tại đây có quy mô nhỏ lẻ và thiếu tính liên kết, vì vậy nguồn thu nhập của người nuôi bò sữa không ổn định. Tháng 8-2013, Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Long Tân (HTX Long Tân) được thành lập gồm 16 hội viên, vốn điều lệ hơn 9,3 tỷ đồng.

Ninh Thuận là vùng đất khô hạn, thừa nắng thiếu mưa, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, nghề nuôi dê, cừu lại phát triển giúp cho hàng ngàn nông dân địa phương có thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống. Nhờ chăn nuôi dê cừu mà không ít nông dân nghèo đã vươn lên làm giàu trên vùng đất cằn cỗi của quê hương.

Trên địa bàn huyện Mỹ Lộc (Nam Định) hiện có trên 700 trang trại, gia trại, lượng chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm là rất lớn. Tình trạng chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm xả trực tiếp ra môi trường xung quanh đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Sau rằm tháng Chạp, không khí tại các làng biển như Hà Ra, Hòn Rớ, Cửa Bé (TP. Nha Trang) trở nên chộn rộn không khí Tết sớm. Nhiều gia đình quây quần bên mâm cơm tất niên để cánh đàn ông, những ngư phủ trong gia đình ra khơi cho kịp chuyến biển cuối năm.

Ông Chót kể: "Trước đây, thấy việc nuôi dê lâm cảnh bấp bênh, anh tôi là ông Vương Vĩnh Lợi sang Thái Lan, Malaysia tìm hiểu mô hình mới. Nông dân bên ấy nuôi ba ba thành công từ việc xây dựng hệ thống ao nuôi rất khoa học. Vì thế, mấy anh em tôi quyết định hợp sức để làm".