Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Trái Vụ - Chuyện Dài Giữa Ông Nhà Đèn Và Bác Nông Dân

Thanh Long Trái Vụ - Chuyện Dài Giữa Ông Nhà Đèn Và Bác Nông Dân
Ngày đăng: 28/06/2012

Nhu cầu dùng điện lưới để chong đèn thanh long trái vụ ở tỉnh Bình Thuận lớn thế nào thì ai cũng biết. Những năm gần đây, do sự phát triển diện tích trồng thanh long nên nhu cầu trên lại tiếp tục tăng với nhịp độ chóng mặt. Theo tính toán của ngành chuyên môn thì từ năm 2007 đến nay, việc sử dụng điện để chong đèn thanh long tăng trung bình 48%/năm. Để giải quyết tình trạng quá tải này, thời gian qua, ngành điện cũng đã đưa vào vận hành trạm biến áp (TBA) 110kV ở 

Hàm Kiệm và đang triển khai nâng công suất các TBA 110kV ở Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Phan Thiết… Tuy nhiên, ngành điện cũng thừa nhận, sự đầu tư trên chỉ đáp ứng được phụ tải hiện tại (đang bị cắt tiết giảm), công suất vẫn không đủ đáp ứng cho phát triển phụ tải mới. Theo tính toán trong qui hoạch, đến năm 2015, diện tích thanh long trong tỉnh sẽ phát triển lên 15.000 ha, trong đó có 13.000 ha đến thời kỳ chong đèn, nhưng thực tế diện tích thanh long hiện nay đã vượt quá qui hoạch, chưa kể rất nhiều diện tích thanh long đã được nông dân tự ý trồng trên đất lúa và chưa chuyển qua đất trồng cây lâu năm. Nếu có con số thống kê thật sự đầy đủ, chắc chắn con số thực sẽ không nằm ở mức đó. Và chuyện quá tải cho ngành điện là chuyện tất yếu.

Theo ngành điện thì nếu tiếp tục cung cấp điện phục vụ chong đèn thanh long như hiện tại, tình trạng phụ tải trên hệ thống điện sẽ tiếp tục vận hành không ổn định ở mức độ lớn hơn trong những năm tới, điện tiếp tục quá tải và nguy cơ sự cố hệ thống điện sẽ cao hơn. Trong khi nguồn vốn đầu tư không đáp ứng. Trước tình hình trên, vừa qua một số ngành chức năng trong tỉnh đã tính đến việc nghiên cứu xây dựng phương án cung cấp điện “liệu cơm gắp mắm” đối với việc cung cấp điện để nông dân chong đèn thanh long trái vụ. Chủ yếu là ở 2 huyện tiêu thụ nguồn điện lớn là Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc. Làm cách nào để giữ sự ổn định và không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp trong tỉnh, lại vừa bảo đảm cho hệ thống điện vận hành an toàn, không còn “chập chờn” như thời gian qua.

Lâu nay, nhà đèn áp dụng phương thức 1 đêm cắt, 3 đêm có. Do các nguyên nhân đã nói ở trên, vừa qua trong kế hoạch phục vụ cho mùa thanh long 2012 - 2013, ngành điện đã đề xuất phương án mới - Cung cấp điện luân phiên theo 2 địa bàn, mỗi đợt chong đèn huyện này được cung cấp điện 25 ngày liên tục rồi đến huyện kia nối tiếp. Việc cung cấp điện thanh long luân phiên sẽ được thực hiện liên tục trong mùa vụ từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2013. Đây là phương án mà ngành điện cho là phù hợp với tình trạng chong đèn thanh long gây quá tải điện hiện nay. Nhưng vấn đề là phương án mà nhà đèn đưa ra có phù hợp với nguyện vọng của nông dân ở 2 huyện đang có diện tích thanh long cao nhất tỉnh hay không?

Nhiều nông dân đã đưa ra ý kiến trong 2 cuộc thảo luận mà tỉnh tổ chức, có người đề nghị phải 5 ngày có, 1 ngày cắt thì mới đáp ứng được nhu cầu điện của nông dân, người thì đồng ý giữ phương án cũ, có nông dân cho rằng chẳng có phương án nào phù hợp… Riêng chuyện cắt điện luân phiên 25 ngày có và 25 ngày cắt, một nông dân đã phát biểu trong cuộc họp tổ chức ở huyện Hàm Thuận Bắc rằng đây là phương án không khả thi, thứ nhất là trong thời gian 25 ngày bị cắt điện, nông dân (trồng thanh long) sẽ không có điện để sử dụng trong sinh hoạt và tưới tiêu, thứ 2 nếu chong đèn hàng loạt, tư thương sẽ biết trước thời vụ thu hoạch và dẫn đến việc ép giá (ý kiến này được nhiều nông dân đồng tình), còn vấn đề khác là nếu lỡ “đánh” vụ này bị thất bại, nông dân không có điều kiện “đánh” tiếp bù lại vì bị cắt điện…

Chuyện của ông nhà đèn và bác nông dân có lẽ nói hoài cũng không kết thúc, nhưng có một điều dễ nhận ra là có sự mất cân đối ở khâu quản lý của ngành chuyên môn và chính quyền. Địa phương vẫn thả lỏng để diện tích thanh long tự phát tiếp tục phát triển, nhiều hộ đã sử dụng điện thắp sáng để chong đèn thanh long, ngành điện thì tuy biết rõ công suất không đủ nhưng vẫn tiếp tục cho hạ thế, không có biện pháp chế tài thích ứng để ngăn chặn việc chong đèn trái phép, nhất là không có sự đầu tư tương xứng để đáp ứng nhu cầu dùng điện chong đèn thanh long của nông dân. Dẫu sao, cây thanh long đang là một trong những thế mạnh về phát triển kinh tế ở tỉnh hiện nay, nhưng sử dụng điện như thế nào để không ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cộng đồng và sự phát triển của các ngành khác là chuyện nên tính toán, nhất là không ảnh hưởng đến nhu cầu và lợi nhuận của nông dân đang trồng thanh long ở tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

“Sống Khỏe” Nhờ Dừa Mã Lai “Sống Khỏe” Nhờ Dừa Mã Lai

Là một trong những người đầu tiên mang loại dừa xiêm Mã Lai về trồng tại vùng đất Lê Minh Xuân, anh Lê Minh Đức (sinh năm 1973, ngụ ấp 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiện đang “sống khỏe” nhờ loại cây này.

25/12/2013
Cách Làm Mới Để Thoát Nghèo Cách Làm Mới Để Thoát Nghèo

Đầm Dơi là huyện có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất trong tỉnh Cà Mau với trên 2.200 ha. Nếu như trước đây, những hộ giàu, hộ khá, hộ có đất nhiều mới nuôi, thì bây giờ, không ít hộ nghèo, cận nghèo, hộ có đất sản xuất ít vẫn mạnh dạn nuôi và bước đầu đã thành công.

11/01/2014
Lộc Bình Vào Vụ Khoai Tây Lộc Bình Vào Vụ Khoai Tây

Năm nay, nông dân xã Bằng Khánh, một trong những địa phương có diện tích khoai tây vụ đông lớn nhất huyện, xuống giống trên 30ha. Như đã thành nếp, ngay sau khi thu hoạch lúa mùa, nông dân trong xã bắt tay vào làm đất, trồng khoai tây vụ đông với phương châm “lúa thu hoạch đến đâu, làm đất trồng khoai tây đến đó”. Ở Bằng Khánh, nhà ít cũng trồng 1 - 2 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), nhà nhiều trồng 4-5 sào khoai tây.

25/12/2013
Nuôi Cá Tầm Trên Hồ Thủy Điện Sơn La Nuôi Cá Tầm Trên Hồ Thủy Điện Sơn La

Hồ thủy điện Sơn La có nhiều tiềm năng và điều kiện khí hậu phù hợp để nuôi cá tầm, mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản, gắn với công nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị xuất khẩu và góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân TĐC thủy điện Sơn La.

11/01/2014
Tỷ Phú Lan Nhờ Vườn Sạch Tỷ Phú Lan Nhờ Vườn Sạch

Chủ nhân của ngôi vườn sạch này - ông Đoàn Văn Quỳnh, khẳng định rằng ông chỉ là một người mới đến với hoa địa lan (Cymbidium) vài năm nay thôi. Trước đó 6.000m2 vườn nhà ông trồng hồng môn và trước đó nữa thì ông chỉ buôn bán.

25/12/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.