Mùa Vải Chín

Tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang ước đạt 140.000 tấn quả tươi. Trong đó tỉnh sẽ tiêu thụ nội địa khoảng 60% còn lại xuất khẩu 40% với các thị trường xuất khẩu chính là: Trung Quốc, Lào, Campuchia và một số nước châu Âu.
Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang - Trần Văn Lộc, để đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều năm 2013, Bắc Giang cần thực hiện tốt 6 giải pháp chính. Trong đó, tập trung chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ vải thiều theo quy trình an toàn sinh học và tiêu chuẩn VietGAP; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; duy trì và phát triển thương hiệu “Vải thiều Lục Ngạn” và vải sớm Phúc Hòa; phối hợp với các cơ quan chức năng các tỉnh bạn trong việc quảng bá, tiêu thụ vải thiều; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tỉnh trong việc thực hiện tốt công tác hỗ trợ tiêu thụ vải thiều; quy hoạch vùng trồng vải tập trung theo hướng phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp và hiệu quả để mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn theo tiêu chuẩn VietGAP vào hệ thống phân phối bán lẻ của các siêu thị như Metro, Coop.Mark, Hapro, Big C... và các chợ đầu mối hoa quả của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời tạo dựng, duy trì bền vững các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống đối với sản phẩm vải thiều Bắc Giang. Sở Công Thương và các ngành chức năng của tỉnh Bắc Giang tăng cường phối hợp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, thương nhân, cá nhân trong và ngoài nước trong vận chuyển, tiêu thụ vải thiều Bắc Giang...
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nông dân trồng đậu phộng (lạc) vụ HT ở hai huyện Tịnh Biên – Tri Tôn (An Giang) rất phấn khởi, bởi năng suất và giá bán tăng, trừ chi phí còn lãi 50 triệu đ/ha.

Rất nhiều nhà vườn, thương lái tích trữ hàng trăm tấn hành tây tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) chờ cơ hội tăng giá để kiếm lời, nay trở nên trắng tay. Nguyên nhân là do hành cùng loại của Trung Quốc ồ ạt tràn vào thị trường, bán với giá rẻ mạt, khiến hành tây Đà Lạt không còn chỗ đứng.

Chiều ngày 30/5, đồng chí Lê Vĩnh Tân - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn công tác đã đến làm việc tại tỉnh Đồng Tháp về tình hình triển khai, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp (NN); tái cơ cấu ngành hàng cá tra trên địa bàn tỉnh.

Thời gian này đang là vụ nuôi tôm chính trong năm, song ở nhiều vùng nuôi tôm trọng điểm, lại đang bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại nặng cho hàng nghìn ha nuôi tôm của bà con nông dân. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi ý kiến với Phó Cục trưởng Thú y Dương Tiến Thể về tình hình dịch bệnh và các giải pháp ngăn chặn dịch lan rộng.

Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra mới được ban hành, có hiệu lực từ ngày 20/6/2014, đang thu hút sự quan tâm của giới thương nhân, người nuôi... Theo đó, hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra thương phẩm là một ngành kinh doanh có điều kiện. Con cá tra Việt Nam được gắn “vòng kim cô” tiêu chuẩn, chất lượng, nguồn gốc...