Cấy Sạ Chạy Hạn
Đến ngày 25/5, nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi đã cấy sạ 20.704 ha lúa hè thu, đạt 62,4% kế hoạch. Trong điều kiện trời nắng nóng, khô hạn, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các huyện, thành phố tập trung đẩy nhanh tiến độ cấy sạ lúa hè thu.
Chủ động cấy sạ sớm
Bây giờ lên huyện miền núi Ba Tơ hay về Đức Phổ thấy nhiều cánh đồng lúa sắp bước vào bón phân đợt một. Ông Trần Em - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ cho biết: Thấy mực nước các hồ đập xuống thấp nên huyện tiến hành rà soát lại các vùng tưới và thống nhất bỏ không gần 800 ha; đồng thời đề nghị Sở NN & PTNT cho phép huyện cấy sạ sớm hơn lịch thời vụ khoảng 10 ngày. Đề nghị được Sở đồng ý, huyện Đức Phổ đã vận động bà con nông dân nhanh chóng cấy sạ. Đến ngày 25/5, toàn huyện đã cấy sạ 4.470 ha, vượt kế hoạch 2,8%. Ở huyện miền núi Ba Tơ, thấy mực nước các hồ đập suy giảm hơn mọi năm, nên một số vùng đồng bào cấy sạ lúa hè thu sớm. Đến nay, toàn huyện đã cấy sạ 2.095 ha, đạt 100% kế hoạch.
Khi tại nhiều vùng trong tỉnh mực nước xuống thấp, tranh thủ thời điểm đập dâng Thạch Nham mở nước hai cống Bắc và Nam, nông dân ở 7 huyện, thành phố đồng bằng trong tỉnh tập trung làm đất để xuống giống lúa hè thu. Điều đáng mừng là trong thời điểm mở nước, ở vùng đầu nguồn có mưa nên lượng nước bổ sung về khá dồi dào. Đến ngày 25/5 đã có trên 17.000 ha ruộng lúa ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Nghĩa Hành nước đã về đến ruộng. Bà con nông dân hợp đồng với các chủ máy tiến hành làm đất. Đến ngày 25/5, huyện Bình Sơn đã sạ được 3.500 ha (đạt 89%), Sơn Tịnh đã sạ 3.000 ha (50%), Mộ Đức đã sạ 2.115 ha (47% kế hoạch).
Tiếp tục “ chạy" trước hạn
Phó Giám đốc Sở NN& PTNT Đào Minh Hường cho biết : Theo kế hoạch, toàn tỉnh phải hoàn thành cấy sạ lúa hè thu trước ngày 10/6 để cho lúa trổ từ 20/7 đến ngày 10/8, thu hoạch dứt điểm trước ngày 10/9 để tránh tình trạng lúa trổ gặp gió Tây Nam khô nóng làm cho hạt lép; hoặc cấy sạ quá muộn có nguy cơ bị lũ sớm xuất hiện gây khó khăn cho việc thu hoạch. Đồng thời, trong vụ hè thu này phải sử dụng giống lúa có thời gian sinh trưởng trung ngày đến ngắn ngày thì mới có thể né được mưa lũ xảy ra lúc cuối vụ. Hướng dẫn này được các địa phương thực hiện khá nghiêm túc. Tuy vậy, điều có thể nhận thấy là khi các địa phương trong tỉnh đồng loạt làm đất cấy sạ dẫn đến một số cánh đồng thiếu máy băm phải làm đất chậm hơn. Điều này, đòi hỏi các hợp tác xã phải tăng cường công tác điều phối máy cho phù hợp và nếu những cánh đồng cấy sạ muộn thì cần hướng dẫn cho bà con cấy sạ giống lúa ngắn ngày.
Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, hiện nay có mưa ở đầu nguồn nên lượng nước về khá dồi dào. Nhưng nếu trời chuyển sang nắng gay gắt thì lượng nước đưa về giảm sút, việc làm đất cấy sạ chắc chắn sẽ khó khăn. Do vậy, các địa phương cần vận động bà con nông dân tranh thủ làm đất cấy sạ theo đúng lịch thời vụ. Nếu chậm trong khâu làm đất, khi mực nước ở đập dâng Thạch Nham xuống thấp, nông dân sẽ khó khăn trong việc làm đất và không đảm bảo tiến độ cấy sạ lúa hè thu.
Có thể bạn quan tâm
Tham dự Hội nghị có các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT và đơn vị thuộc sở các tỉnh/thành phố phía Nam từ Đà Nẵng trở vào, các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, III và các cơ quan báo đài. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám tới dự và chỉ đạo hội nghị.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp, người nuôi cua trong hồ đất ở xã Hòa Tâm trúng vụ cua nuôi “mót” (tăng vụ). Chị Nguyễn Thị Sang, nuôi cua ở xã Hòa Tâm cho biết, người nuôi cua đang thu hoạch rộ vụ nuôi “mót”. Mỗi hồ rộng 6 sào (3.000m2), thu hoạch từ 1 đến 1,2 tạ cua với giá bán từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg, thu nhập bình quân 9 triệu đồng.
Khoảng 10 ngày trở lại đây (từ 12 - 22.1) trên vùng biển xã Cát Tiến (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) xuất hiện nhiều tôm hùm giống. Hơn 45 tàu thuyền với 315 lao động đã liên tục bủa lưới đánh bắt. Kết quả, mỗi đêm một tàu thuyền đán bắt từ 40 đến 170 con tôm hùm giống, thu được 10 triệu đồng đến 42 triệu đồng/ đêm.
Bùng phát mạnh trong những năm 2011 - 2012 nhưng đến nay phong trào NTCN đã lắng dịu, người dân cũng thận trọng hơn khi đào ao mới cũng như sử dụng ao bị dịch bệnh tái sản xuất. Bởi, những hộ giàu kinh nghiệm trong vùng nuôi tập trung tôm công nghiệp vẫn thất bại trước dịch bệnh, thời tiết bất lợi.
Năm 2014, với nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ, hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả khả quan. Trong năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề ra nhiều giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trong lĩnh vực thủy sản nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp nói chung.