Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Trái Vụ - Chuyện Dài Giữa Ông Nhà Đèn Và Bác Nông Dân

Thanh Long Trái Vụ - Chuyện Dài Giữa Ông Nhà Đèn Và Bác Nông Dân
Publish date: Thursday. June 28th, 2012

Nhu cầu dùng điện lưới để chong đèn thanh long trái vụ ở tỉnh Bình Thuận lớn thế nào thì ai cũng biết. Những năm gần đây, do sự phát triển diện tích trồng thanh long nên nhu cầu trên lại tiếp tục tăng với nhịp độ chóng mặt. Theo tính toán của ngành chuyên môn thì từ năm 2007 đến nay, việc sử dụng điện để chong đèn thanh long tăng trung bình 48%/năm. Để giải quyết tình trạng quá tải này, thời gian qua, ngành điện cũng đã đưa vào vận hành trạm biến áp (TBA) 110kV ở 

Hàm Kiệm và đang triển khai nâng công suất các TBA 110kV ở Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Phan Thiết… Tuy nhiên, ngành điện cũng thừa nhận, sự đầu tư trên chỉ đáp ứng được phụ tải hiện tại (đang bị cắt tiết giảm), công suất vẫn không đủ đáp ứng cho phát triển phụ tải mới. Theo tính toán trong qui hoạch, đến năm 2015, diện tích thanh long trong tỉnh sẽ phát triển lên 15.000 ha, trong đó có 13.000 ha đến thời kỳ chong đèn, nhưng thực tế diện tích thanh long hiện nay đã vượt quá qui hoạch, chưa kể rất nhiều diện tích thanh long đã được nông dân tự ý trồng trên đất lúa và chưa chuyển qua đất trồng cây lâu năm. Nếu có con số thống kê thật sự đầy đủ, chắc chắn con số thực sẽ không nằm ở mức đó. Và chuyện quá tải cho ngành điện là chuyện tất yếu.

Theo ngành điện thì nếu tiếp tục cung cấp điện phục vụ chong đèn thanh long như hiện tại, tình trạng phụ tải trên hệ thống điện sẽ tiếp tục vận hành không ổn định ở mức độ lớn hơn trong những năm tới, điện tiếp tục quá tải và nguy cơ sự cố hệ thống điện sẽ cao hơn. Trong khi nguồn vốn đầu tư không đáp ứng. Trước tình hình trên, vừa qua một số ngành chức năng trong tỉnh đã tính đến việc nghiên cứu xây dựng phương án cung cấp điện “liệu cơm gắp mắm” đối với việc cung cấp điện để nông dân chong đèn thanh long trái vụ. Chủ yếu là ở 2 huyện tiêu thụ nguồn điện lớn là Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc. Làm cách nào để giữ sự ổn định và không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp trong tỉnh, lại vừa bảo đảm cho hệ thống điện vận hành an toàn, không còn “chập chờn” như thời gian qua.

Lâu nay, nhà đèn áp dụng phương thức 1 đêm cắt, 3 đêm có. Do các nguyên nhân đã nói ở trên, vừa qua trong kế hoạch phục vụ cho mùa thanh long 2012 - 2013, ngành điện đã đề xuất phương án mới - Cung cấp điện luân phiên theo 2 địa bàn, mỗi đợt chong đèn huyện này được cung cấp điện 25 ngày liên tục rồi đến huyện kia nối tiếp. Việc cung cấp điện thanh long luân phiên sẽ được thực hiện liên tục trong mùa vụ từ tháng 8/2012 đến tháng 4/2013. Đây là phương án mà ngành điện cho là phù hợp với tình trạng chong đèn thanh long gây quá tải điện hiện nay. Nhưng vấn đề là phương án mà nhà đèn đưa ra có phù hợp với nguyện vọng của nông dân ở 2 huyện đang có diện tích thanh long cao nhất tỉnh hay không?

Nhiều nông dân đã đưa ra ý kiến trong 2 cuộc thảo luận mà tỉnh tổ chức, có người đề nghị phải 5 ngày có, 1 ngày cắt thì mới đáp ứng được nhu cầu điện của nông dân, người thì đồng ý giữ phương án cũ, có nông dân cho rằng chẳng có phương án nào phù hợp… Riêng chuyện cắt điện luân phiên 25 ngày có và 25 ngày cắt, một nông dân đã phát biểu trong cuộc họp tổ chức ở huyện Hàm Thuận Bắc rằng đây là phương án không khả thi, thứ nhất là trong thời gian 25 ngày bị cắt điện, nông dân (trồng thanh long) sẽ không có điện để sử dụng trong sinh hoạt và tưới tiêu, thứ 2 nếu chong đèn hàng loạt, tư thương sẽ biết trước thời vụ thu hoạch và dẫn đến việc ép giá (ý kiến này được nhiều nông dân đồng tình), còn vấn đề khác là nếu lỡ “đánh” vụ này bị thất bại, nông dân không có điều kiện “đánh” tiếp bù lại vì bị cắt điện…

Chuyện của ông nhà đèn và bác nông dân có lẽ nói hoài cũng không kết thúc, nhưng có một điều dễ nhận ra là có sự mất cân đối ở khâu quản lý của ngành chuyên môn và chính quyền. Địa phương vẫn thả lỏng để diện tích thanh long tự phát tiếp tục phát triển, nhiều hộ đã sử dụng điện thắp sáng để chong đèn thanh long, ngành điện thì tuy biết rõ công suất không đủ nhưng vẫn tiếp tục cho hạ thế, không có biện pháp chế tài thích ứng để ngăn chặn việc chong đèn trái phép, nhất là không có sự đầu tư tương xứng để đáp ứng nhu cầu dùng điện chong đèn thanh long của nông dân. Dẫu sao, cây thanh long đang là một trong những thế mạnh về phát triển kinh tế ở tỉnh hiện nay, nhưng sử dụng điện như thế nào để không ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cộng đồng và sự phát triển của các ngành khác là chuyện nên tính toán, nhất là không ảnh hưởng đến nhu cầu và lợi nhuận của nông dân đang trồng thanh long ở tỉnh.

Related news

Mô Hình Nuôi Thỏ Thành Công Đầu Tiên Tại Bình Sơn Mô Hình Nuôi Thỏ Thành Công Đầu Tiên Tại Bình Sơn

Năm 2011, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bình Sơn đã phối hợp với UBND xã Bình Phú, triển khai mô hình nuôi thỏ New Zealand tại hộ anh Phạm Tấn Cung ở thôn An Thạch 1, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn. Đây là mô hình nuôi thỏ New Zealand thành công đầu tiên tại địa phương này, mở ra triển vọng trong công tác phát triển giống, con vật nuôi mới; tạo ra nghề chăn nuôi mới cho nông dân địa phương.

Saturday. May 19th, 2012
Quạt Nước Nuôi Tôm Cuốn Lột Hết Da Bộ Phận Sinh Dục Quạt Nước Nuôi Tôm Cuốn Lột Hết Da Bộ Phận Sinh Dục

Hôm 28 tháng 1, ê-kíp mổ của khoa Nam học bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn tiến hành ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ để ghép lại toàn bộ da dương vật và vùng bìu cho nam bệnh nhân N.V.L. Trong lúc làm việc dưới hồ nuôi tôm, anh L. đã bị cánh quạt của chiếc máy quấn vào quần đùi, rồi cuốn luôn dương vật, làm đứt phăng lột hết toàn bộ da dương vật, da vùng bìu

Sunday. October 23rd, 2011
Thu Nhập “Bạc Triệu” Nhờ Nuôi Tôm Thu Nhập “Bạc Triệu” Nhờ Nuôi Tôm

Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi

Saturday. October 1st, 2011
Trồng Sâm Ngọc Linh Theo Mô Hình Nhóm Ở Quảng Nam Trồng Sâm Ngọc Linh Theo Mô Hình Nhóm Ở Quảng Nam

UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết hàng chục hộ dân ở hai thôn 2, 3 xã Trà Linh vừa hình thành mô hình trồng sâm tập thể, bao gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký với trách nhiệm cụ thể được phân công cho từng thành viên (như chăm sóc, nuôi trồng, bảo vệ cây sâm…). Đây là mô hình mới nhất tại vùng sâm Ngọc Linh (sâm K5) có giá trị kinh tế rất cao, vì lâu nay chỉ có các vườn sâm riêng lẻ.

Wednesday. June 6th, 2012
Đã Chủ Động Được Các Giống Nấm Cao Cấp Ở Bảo Lộc Đã Chủ Động Được Các Giống Nấm Cao Cấp Ở Bảo Lộc

Nếu như trước đây, người trồng nấm ở Bảo lộc gần như chỉ tập trung vào sản xuất giống nấm mèo bởi có đầu ra ổn định (dù không đem lại giá trị kinh tế cao) và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao trong nuôi trồng. Nay, các loại nấm cao cấp như sò đùi gà, bào ngư nhật, bào ngư xám… đã được các hộ trồng nấm mạnh dạn đưa vào sản xuất, bởi ngoài lợi ích kinh tế họ còn không phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống.

Sunday. May 20th, 2012