Thanh long ruột đỏ rớt giá

Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cùng với giá bán cao, ổn định, nhiều năm qua, thanh long ruột đỏ là hướng đi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai).
Tuy nhiên, hiện họ đang đứng ngồi không yên khi giá giảm mạnh, gây khó khăn cho người dân khi bước vào vụ thu hoạch rộ.
Ghi nhận tại xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, nơi có diện tích trồng thanh long ruột đỏ lớn nhất huyện là bầu không khi ảm đạm bao trùm. Gia đình ông Phan Văn Chữ, ấp Hưng Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom là một trong những hộ dân đi đầu trong việc chuyển đổi 1ha cây điều sang trồng thanh long ruột đỏ đã gần 4 năm nay.
Ông cho biết, trên địa bàn xã Hưng Thịnh có rất nhiều hộ dân trồng thanh long, chủ yếu là ruột đỏ. Năm nay giá thanh long ruột đỏ xuống thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
Thời điểm này năm ngoái giá bán từ 30 ngàn đồng/kg trở lên, trong khi đó năm nay thương lái thu mua thanh long loại I (loại xuất khẩu) chỉ được khoảng 14 ngàn đồng/kg, thấp hơn một nửa so với năm trước.
Không còn cách nào khác khi thanh long đến kỳ thu hoạch, nhiều hộ phải bán tháo cho thương lái…
Bên cạnh đó, với nhiều thông tin giá thanh long thường (ruột trắng) ở các địa phương khác như Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang, Long An… giá chỉ được 4 - 5 ngàn/kg, đồng thời lượng hàng xuất khẩu ngày một ít, người dân nơi đây càng đứng ngồi không yên.
Ông Phan Văn Chữ, ấp Hưng Bình cho biết: “Ở đây chưa có hợp tác xã mà chỉ bán qua thương lái nên họ mua bao nhiêu thì bán bấy nhiêu. Nghe thương lái nói tình hình xuất khẩu chưa ổn định, bên Trung Quốc chưa nhập hàng mạnh nên họ chỉ mua giá thấp...”.
Gia đình ông Đỗ Chính Nghị, ấp Hưng Long, xã Hưng Thịnh năm 2013 được hỗ trợ 1,4 triệu đồng/sào theo chương trình nhân rộng mô hình trồng thanh long ruột đỏ trên địa bàn. Qua các buổi tập huấn và được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên gia đình ông cũng trồng 5 sào thanh long ruột đỏ.
Qua 2 năm thu hoạch bán được giá cao, gia đình ông thu lãi hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, với giá như hiện nay (10 - 15 ngàn đồng/kg), với những diện tích chong đèn (cho thanh long ra trái nhiều), thì chỉ hòa vốn đến thua lỗ.
Hiện xã Hưng Thịnh là địa phương có diện tích thanh long ruột đỏ lớn nhất huyện với trên 50ha.
Có thể bạn quan tâm

Đó là chia sẻ và cũng là tâm huyết của ông Liu Yi Sung - Phó Tổng giám đốc Công ty Grobest, một công ty sản xuất thức ăn cho tôm lớn tại Việt Nam và ông cũng là người đã có khoảng thời gian dài gắn bó với ngành thủy sản Việt Nam.

Hiện có nhiều thông tin trái chiều về hiệu quả cũng như tác hại của con tôm thẻ chân trắng. Thế nhưng, nhiều người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã thành công với con tôm thẻ chân trắng và xem đối tượng này như là cứu cánh của người nuôi tôm

Cỏ VA06 cho năng suất vô địch, có thể đạt 300-350tấn/năm/ha. Cỏ lại có chất lượng tốt, vì vậy, VA06 được khuyến cáo trồng ở khắp nơi. Đó sẽ là nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu cho trâu bò và các loài động vật ăn cỏ khác.

Do có quá nhiều nông dân thu hoạch sắn cùng một lúc đã dẫn đến tình trạng Nhà máy không tiêu thụ hết, sắn ứ đọng có nguy cơ phải đổ bỏ. Giá sắn lên cao ngất ngưởng trong năm ngoái đã khiến cho hàng nghìn nông dân mở rộng diện tích sắn. Tuy nhiên, những ngày mưa vừa qua, nhiều diện tích sắn có nguy cơ thối củ, áp lực thu sắn chạy lũ trong khi việc tiêu thụ khó khăn đang khiến cho người trồng sắn kêu trời

Trong nhiều năm trở lại đây, nghề đánh bắt, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản đang gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chi phí đầu vào tăng cao, thị trường cạnh tranh gay gắt. Tuy vậy, ngành thủy sản vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Điều đó cho thấy, ngoài những nỗ lực tự thân của ngư dân, các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đã tiếp sức cho ngư dân yên tâm bám biển.