Nông Dân An Giang Phấn Khởi Trúng Mùa, Trúng Giá Lúa Hè Thu
Hiện nay, nông dân ở An Giang dang vào vụ thu hoạch lúa hè thu. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên ít sâu bệnh, bên cạnh đó, nông dân tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vì vậy đa phần diện tích lúa hè thu đều trúng mùa. Niềm vui của người nông dân được nhân đôi khi giá lúa hiện nay đang ở mức cao và dễ tiêu thụ...
Theo Sở nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang: Tính đến nay diện tích lúa hè thu trong tỉnh đã thu hoạch được 145.048/226.038 ha, đạt năng suất đạt 5,62 tấn/ha. Cá biệt có nhiều nơi nông dân thu hoạch đạt trên 06 tấn rưỡi/ha, cộng thêm giá bán năm nay khá cao nên nhiều nông dân rất phấn khởi.
Nông dân Trần Nghĩa Hiệp –ngụ Thị Trấn An Châu, huyện Châu Thành cho biết: Gia đình ông sản xuất 1,3 ha, thường thì vào vụ lúa đông xuân trúng mùa nhất đạt trên 08 tấn/ha, còn các vụ hè thu, thu đông, cao lắm tròn trèm đạt 06 tấn/ha.
Nhưng đặc biệt năm nay, ruộng lúa của gia đình ông trúng mùa, đạt khoảng 07 tấn/ha, điều này làm ông rất phấn khởi. Không chỉ trúng mùa, mà ông Hiệp lại còn trúng cả giá đạt 5 ngàn 600 đồng/kg nên ông rất phấn khởi.
Còn đối với nông dân Nguyễn Bá Ngân, ngụ xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, với 04 ha lúa của gia đình, nhiều năm nay vụ hè thu ông sản xuất điều đạt trên 05 tấn rưỡi.
Về giá bán thì có năm trúng giá, nhưng cũng có khi giá bán không cao. Riêng ở vụ lúa hè thu này, gia đình ông vừa thu hoạch xong, năng suất đạt đạt gần 5,7 tấn/ha. Với giá bán 05 ngàn rưỡi/kg, gia đình ông thu lãi được khoảng 60 triệu đồng.
Cũng theo nhiều nông dân cho biết: Ngay từ đầu vụ nông dân đã chọn những giống lúa chất lượng cao để đưa vào sản xuất như Jasmine, OM 2517, OM 6976…cùng với đó là áp dụng nhiều biện pháp quản lý dịch bệnh, 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng,… và nhất là theo dõi thường tình hình dịch bệnh trên đồng ruộng nhằm phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời. Cũng chính vì vậy mà đã góp phần mang lại hiệu quả cao cho vụ lúa hè thu này.
Tuy nhiên, vụ lúa hè thu phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Nếu gặp thời tiết thuận lợi thì lúa trúng mùa, còn giá cả thì tùy thuộc vào thị trường. Do đó, nông dân vẫn luôn mong muốn có một đơn vị liên kết sản xuất như cánh đồng lớn để giúp nông dân an tâm sản xuất.
Nông dân Nguyễn Văn Hải, ngụ xã Nhơn Mỹ huyện Chợ Mới cho biết: Với 05 ha lúa của gia đình, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng. Do là nông dân sản xuất giỏi trên 10 năm nay nên ông đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, do vậy mới đạt hiệu quả cao đến thế.
Đối với vụ hè thu này, gặp thời tiết tương đối thuận lợi nên năng suất lúa của gia đình ông đạt khoảng 06 tấn/ha, với giá bán 05 ngàn rưỡi/kg, gia đình ông lời gần 100 triệu đồng, với thành công của vụ lúa này, gia đình ông rất phấn khởi.
Tuy nhiên, ông luôn mong muốn nếu vụ lúa nào cũng trúng mùa, trúng cả giá thì nông dân rất an tâm và phấn khởi. Chỉ mới đây thôi, ở vụ Đông xuân vừa rồi, năng suất lúa của ông đạt trên 08 tấn/ha, nhưng giá chỉ còn hơn 03 ngàn đồng/kg, khiến ông không khỏi lo lắng.
Và, chính điều mà ông luôn mong muốn có sự liên kết sản xuất như mô hình cánh đồng lớn được triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh để người nông dân được cung ứng giống, vật tư ban đầu, giá cả hợp đồng ổn định... Có như vậy thì chắc chắn nổi lo của nông dân sẽ được giải quyết, đồng thời còn gíup cho người nông dân an tâm sản xuất.
Nếu như có sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thì không chỉ giúp cho nông dân sản xuất lúa đạt năng suất, chất lượng lúa mà còn giúp cho người nông dân có được đầu ra cho sản phẩm được ổn định đầu. Giá cả ổn định, năng suất cao sẽ góp phần cho nông dân phấn khởi không chỉ trúng mùa, trúng giá ở vụ lúa hè thu mà các vụ còn lại trong năm cũng sẽ là như thế.
Có thể bạn quan tâm
Hơn một năm nay, do sản phẩm gặp khó khăn về đầu ra nên nhiều hộ dân tham gia Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở thôn Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên) phải chuyển sang canh tác rau thông thường hoặc trồng các loại hoa màu khác.
Làng Đại Bình trước kia có đến 80% người dân sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Những bãi bồi dọc sông Thu Bồn chính là vựa dâu xanh tốt giúp làng dâu tằm Đại Bình, Hương Quế nổi tiếng một thời.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7-2014 sản lượng khai thác thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 7.494 tấn, bằng 106,8% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch. Riêng hoạt động khai thác trên biển đạt 7.198 tấn, bằng 106,5% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay trên địa bàn tỉnh sâu cuốn lá lứa 6 đang phát sinh và gây hại, sâu non tuổi 1 gây hại từ ngày 8 đến 13-8-2014, đợt 2 tập trung từ ngày 15 đến 18-8-2014 trên các trà lúa mùa sớm, chính vụ và rải rác cho tới 25-8-2014 trên trà lúa cấy muộn, khả năng trong những ngày tới, nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, quyết liệt thì sẽ xuất hiện đợt dịch sâu cuốn lá nhỏ trên diện rộng, ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện ven biển, thiệt hại do sâu gây ra sẽ là rất lớn, đặc biệt là trên diện tích trà lúa mùa muộn.
Nhằm bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tận gốc, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thanh Kỳ (trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh) đã giao khoán 5.482 ha rừng cho 651 hộ dân bảo vệ, chăm sóc và sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp, nông - lâm kết hợp chăn nuôi.