Nâng Cao Uy Tín Thương Hiệu Sầu Riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa)
Vụ sầu riêng năm nay, Khánh Sơn (Khánh Hòa) bị mất mùa. Huyện đang triển khai các biện pháp nhằm nâng cao uy tín thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn.
Sầu riêng mất mùa
Huyện Khánh Sơn đang bước vào mùa sầu riêng. Năm nay, tuy giá có cao hơn năm ngoái nhưng nông dân không vui bởi sầu riêng mất mùa. Ông Nguyễn Văn Dư - chủ vườn sầu riêng tại xã Sơn Bình cho biết, sầu riêng bán tại chỗ giá 24.000 - 25.000 đồng/kg, cắt quả còn sống bán cho thương lái giá 18.000 - 18.500 đồng/kg.
Đến thời điểm này, sầu riêng Sơn Bình đã đi được nửa vụ, một số nhà vườn đã cắt bán gần hết. Ông Dư cũng đã bán được 30 tấn, tính cả vụ lỡ ông đã thu được khoảng 600 triệu đồng.
Năm nay, ông Cao Văn Sang (xã Sơn Bình) và một số nông dân trong xã sử dụng các loại phân bón vi sinh và chế phẩm sinh học để chăm sóc sầu riêng. Tuy nhiên, tình trạng mất mùa vẫn diễn ra. Ông Sang cho biết, vườn của ông đã thu hoạch 20 tấn sầu riêng, còn khoảng 30 - 40 tấn nữa là hết vụ. Do thời tiết khô hạn kéo dài và sâu bệnh hoành hành nên năm nay, sản lượng ít hơn năm ngoái đến vài chục tấn.
Nhiều chủ vườn có kinh nghiệm cho rằng, cần theo dõi chặt chẽ thời gian từ ra hoa đến khi thu hoạch (khoảng 125 - 135 ngày) để sầu riêng không phải bị ép chín.
Chỉ sử dụng hóa chất trong danh mục
Theo bà Trịnh Thị Thùy Linh - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Chi cục đã có văn bản gửi Cục BVTV về việc sử dụng hóa chất ép chín và đã được Cục BVTV cho biết, hóa chất thúc chín sầu riêng được sử dụng tại Khánh Sơn trong vụ sầu riêng năm 2013 có tên là “Trái chín”, do Công ty TNHH Sinh học HPH (TP. Hồ Chí Minh) sản xuất nằm trong danh mục cho phép lưu hành, thuộc nhóm phosphonate kích thích rụng lá.
Khi đưa vào nước, hóa chất này sẽ phóng thích khí etylen là hormon nội sinh thực vật kích thích quả chín nhanh, hoàn toàn không độc hại đến sức khỏe con người. Các nước tiên tiến vẫn sử dụng hóa chất này cho mục đích kích thích quả chín đồng loạt, phục vụ việc tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm quy mô lớn.
Tuy nhiên, việc sử dụng cần bảo đảm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, sử dụng quả đúng độ chín, đúng liều lượng ghi trên nhãn; nên sử dụng loại hóa chất có các hoạt chất: Ethephon (Nga sản xuất), Ethrel (Mỹ), Flodimex (Đức) để bảo đảm độ an toàn cao hơn.
Nếu nông dân phát hiện thương lái thu hái trái xanh hay sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, cần báo ngay với chính quyền địa phương hoặc Trạm BVTV huyện Khánh Sơn. Trước hết, người trồng sầu riêng cần biết bảo vệ thương hiệu của mình…
Ông Đinh Ngọc Bình - Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cho biết, huyện đã triển khai việc kiểm tra, giám sát các cửa hàng bán thuốc BVTV, yêu cầu các hộ sản xuất cam kết không dùng hóa chất. Riêng các hộ có sản lượng sầu riêng lớn, nếu sử dụng hóa chất cần quan tâm sản phẩm đạt độ chín, đủ ngày thu hoạch nhằm giữ uy tín cho thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn.
Huyện cũng đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cung cấp tài liệu sản xuất sạch cho nông dân, triển khai 20 - 30 hộ áp dụng theo quy trình VietGAP… p>Bà Nguyễn Thị Trang - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh: Tuy việc sử dụng hóa chất thúc chín không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, nhưng nhà vườn không nên lạm dụng nhằm duy trì và phát triển thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình Câu lạc bộ (CLB) “Gia đình 5 không, 3 sạch” tại Chi hội Phụ nữ thôn Thành Sơn (xã Xuân Hải, Ninh Hải) mới đi vào hoạt động được một năm nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp chị em phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Nhìn cơ ngơi làm ăn bề thế của anh nông dân trẻ Phạm Văn Tiến ít ai ngờ nơi đây nguyên là vùng sỏi đá. Bằng ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, anh biến đồi hoang thành những vườn nho bốn mùa cho trái ngọt và những thửa ruộng vàng thơm sắc lúa. Anh Tiến là điển hình tiêu biểu của lớp nông dân trẻ sinh trưởng sau mùa xuân 1975 năng động có kiến thức vươn lên làm giàu bền vững ở xã Nhị Hà.
Trở lại xã Quảng Sơn vào những ngày giữa tháng ba, chúng tôi gặp nông dân địa phương khẩn trương thu hoạch mía đường. Hàng chục chiếc xe tải xuôi ngược đi về chở mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường Phan Rang.
Ông Châu Văn Quầy, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) tuy đã bước qua tuổi ngũ tuần nhưng ông vẫn còn mang dáng hình vạm vỡ, rắn rỏi của con người yêu lao động.
Là thôn đầu tiên thử nghiệm mô hình cấy lúa chống hạn, đến nay thôn Đầu Suối A, xã Phước Chiến (Thuận Bắc) đã bước sang vụ thứ hai. Bà con nông dân nơi đây rất phấn khởi trước hiệu quả kinh tế từ mô hình này.