Bệnh Trắng Lá Mía Đang Lan Rộng Trên Địa Bàn Thị Xã Ninh Hòa (Khánh Hòa)

Năm 2013, bệnh trắng lá mía đã gây thiệt hại cho nhiều ruộng mía ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, nhất là tại thị xã Ninh Hòa, với tổng diện tích bị bệnh lên đến 1.174 ha. Đến vụ mía năm nay, bệnh trắng lá mía tiếp tục lây lan trên địa bàn thị xã, với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Theo số liệu thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) thị xã Ninh Hòa, đến thời điểm này, bệnh trắng lá mía đã gây thiệt hại cho hơn 1560 ha mía, với mức độ nhiễm bệnh từ 30-70%. Các địa phương có diện tích mía nhiễm bệnh cũng tăng gấp đôi năm ngoái.
Nguyên nhân bệnh có tốc độ lây lan nhanh là do điều kiện thời tiết nóng ẩm, tạo thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Nhiều nông hộ lại chủ quan, không thực hiện đúng theo hướng dẫn của các ngành chức năng trong việc phòng trị bệnh. Trong khi đó, một số diện tích trồng mới lại sử dụng các hom giống đã có mầm bệnh.
Trắng lá mía là một dịch bệnh hết sức nguy hiểm, hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh truyền qua 2 con đường là bọ rầy và nguồn hom giống bị nhiễm bệnh.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, Trạm BVTV thị xã đã đưa ra rất nhiều biện pháp, khyến cáo bà con nông dân phải tuân thủ đúng quy trình trồng, chăm sóc cũng như điều trị bệnh cho mía; không được sử dụng 4 giống mía đang xuất hiện bệnh.
Trước khi vào vụ mía mới bà con nên xử lý hom giống thật kỹ; không được sử dụng hom giống đang xuất hiện bệnh đối với diện tích trồng mới, đồng thời, nhanh chóng phá bỏ những diện tích mía đang xuất hiện bệnh, nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian 3 tháng, những nông dân nòng cốt tại các địa phương này tập trung học theo chu kỳ phát triển của cây trồng ngay trên đồng ruộng. Hình thức tổ chức lớp học thực tế theo nhóm nhằm giúp người nông dân hiểu được việc canh tác theo phương thức sinh thái, thâm canh tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản.

Thực tế tại nhiều địa phương của Đại Lộc như: Đại Hồng, Đại Chánh, Đại Sơn, Đại Hưng… trâu là vật nuôi được bà con chú trọng. Việc nuôi trâu để tạo sức kéo, cày bừa không còn được quan trọng mà tạo sản phẩm hàng hóa mới là vấn đề cốt lõi tại các địa phương này.

Trong cơn mưa phùn nhỏ hạt, chúng tôi lội suối, rồi men theo triền đồi tìm đến rẫy chè của anh Đinh Văn Châm ở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, đúng vào lúc hai vợ chồng anh đang trồng chè theo mô hình trồng mới giống chè địa phương do Trung tâm khuyến nông huyện Minh Long thực hiện nhằm khôi phục lại cây chè xanh Minh Long.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp- Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ cho biết, nguyên nhân khiến trái dứa không còn được chuộng ở địa phương nữa là do chất lượng giống thoái hóa. Người dân bỏ lâu không chăm sóc, không trồng lại giống mới dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, trái có vị chua...

Trong mục tiêu hiện đại hóa mọi mặt sản xuất nông nghiệp, công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao trình độ canh tác cũng như trình độ quản lý trong sản xuất, kinh doanh cho nông dân có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng Vì vậy, hoạt động truyền thông được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Trị quan tâm hàng đầu và xem đây là khâu đi trước một bước để triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT mới cũng như truyền đạt các phương pháp quản lý trong sản xuất- kinh doanh và nhiều kiến thức khác cho nông dân.