Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Hoá Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Theo Hướng Xuất Khẩu

Thanh Hoá Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Theo Hướng Xuất Khẩu
Ngày đăng: 17/09/2014

Thanh Hoá có khoảng 18.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó 10.000 ha nuôi nước ngọt và 8.000 ha nuôi mặn, lợ.

Cá rô phi đã được đưa vào nuôi theo hướng thâm canh từ năm 2003 trở lại đây, tuy nhiên đến năm 2013 lần đầu tiên sản phẩm cá rô phi của Công ty XNK thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với sản lượng hơn 400 tấn, năm 2014 dự kiến xuất khẩu khoảng trên 2.000 tấn cá rô phi.

Đây là thành công bước đầu của phát triển sản xuất cá rô phi của Thanh Hoá theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩn theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh.

Tuy nhiên phát triển nuôi cá rô phi tại Thanh Hoá gặp nhiều nhiều khó khăn như chưa có quy hoạch vùng sản xuất cá rô phi tập trung, cơ sở hạ tầng cho phát triển cá rô phi theo hướng xuất khẩu chưa được đầu tư một cách thích đáng, giống cá rô phi chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan.

Nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu, khơi thông hướng đi mới cho nuôi trồng thủy sản khu vực miền Bắc. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có chủ trương xây dựng dự án cá rô phi theo hướng hợp tác công tư thí điểm tại Thanh Hóa.

Để triển khai chủ trương này, ngày 13/9/2014, Tổng cục Thủy sản đã có buổi làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa. Qua buổi làm việc, trước mắt Tổng cục Thuỷ sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá cần phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi trong năm 2015;

Bên cạnh đó, Tổng cục hướng dẫn việc cung ứng giống cá rô phi đảm bảo chất lượng từ vùng sản xuất giống lớn như Quảng Ninh, Hải Dương và Quảng Nam cung cấp cho các vùng nuôi tại Thanh Hoá; hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, triển khai giới thiệu VietGAP, hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức sản xuất cá rô phi hiệu quả hơn để thúc đấy phát triển cá rô phi tại tỉnh Thanh Hoá, góp phần khơi thông hướng đi mới cho nuôi trồng thuỷ sản miền Bắc.


Có thể bạn quan tâm

Chi Bồi Thường Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên 45,5 Tỉ Đồng Chi Bồi Thường Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên 45,5 Tỉ Đồng

Theo Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tính đến đầu tháng 6-2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi trên 45,5 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho gần 70 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN); trong đó có 40 ao nuôi cá tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường 44,85 tỉ đồng; khoảng 30 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng số tiền bồi thường trên 900 triệu đồng...

24/06/2013
Nuôi Vọp Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Vọp Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Đó là mô hình của hộ Nguyễn Văn Mừng (ấp La Ghi, xã Long Vĩnh - Duyên Hải - Trà Vinh). Gia đình có 1 ha đất nuôi tôm, trong đó có 2 công đất là bãi bồi. Hiện ông khai thác 2 công đất vốn không hiệu quả kinh tế này để nuôi vọp.

24/06/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Móng Cái Sinh Sản Tại Xã Quang Hiến (Thanh Hóa) Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Móng Cái Sinh Sản Tại Xã Quang Hiến (Thanh Hóa)

Thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, huyện Lang Chánh đã chỉ đạo trạm khuyến nông huyện triển khai mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái sinh sản cho 50 hộ gia đình tại xã Quang Hiến (Thanh Hóa).

24/06/2013
Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Chẽm Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Chẽm

Phá thế độc canh con tôm, tận dụng diện tích ao nuôi quanh nhà, nhiều hộ dân trong tỉnh Cà Mau có thêm nguồn thu nhập từ mô hình nuôi cá chẽm. Thức ăn chế biến từ cá chẽm được ưu chuộng tại các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh; vì thế cá chẽm có giá trị cao về kinh tế.

07/12/2012
Tỷ Phú Trên “Đất Khách” Tỷ Phú Trên “Đất Khách”

Cà Mau là vùng đất phì nhiêu, trù phú, song cũng lắm phần khắc nghiệt. Nếu không đủ ý chí có lẽ đây chẳng phải là miền đất hứa cho những ai có mộng làm giàu. Nhưng giờ đây Cà Mau đang thay da đổi thịt từng ngày, trở thành một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.

24/06/2013