Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng

445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng
Ngày đăng: 27/11/2014

Dự án trồng bần chua chắn sóng, hạn chế xói lở bờ biển khu vực xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải được thực hiện vào tháng 7/2014. Đến nay, trên 60% diện tích bần phát triển tốt.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinhh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai dự án trồng thử nghiệm 1.134 cây bần chua trên diện tích 4,2 công tại bờ biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải với kinh phí 445 triệu đồng. Đề tài thử nghiệm trồng bần chua tại xã Hiệp Thạnh đã được sự đồng thuận và hưởng ứng của bà con ven biển, bởi loài cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên những bãi bùn, đất mềm.

Bà Phạm Thị Dứt, một người dân ngụ xã Hiệp Thạnh chia sẻ: “Mong cho “nó” lớn thì mưa bão mình khỏi sợ, trong này mình dễ sản xuất thêm, có bần là nó không lở đây đâu, thấy chắc ăn lắm”.

Sau ba tháng trồng thử nghiệm, 60% diện tích bần đã bén rễ và phát triển tốt. Theo Chi cục Kiểm lâm Trà Vinh và lãnh đạo xã Hiệp Thạnh, do ảnh hưởng của sóng và gió chướng nên gần 40% diện tích bần bị thiệt hại. Ông Lê Vũ Khanh - Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Thạnh cho biết thêm: “Thời điểm này bần chậm phát triển do sóng mạnh. Qua tháng Nam thì nó đảm bảo phát triển mạnh,…qua trao đổi với mấy anh Chi cục Kiểm lâm thì có bị thiệt hại, qua mùa chướng này sẽ kiếm giống dặm thêm để đảm bảo diện tích và số lượng”.

Thực tiễn cho thấy, cây bần đã được trồng tại các xã  ven biển thuộc huyện Cầu Ngang gần 20 năm nay, loài cây này đã đã bám trụ, chạy dọc suốt 15km bờ biển nơi đây, hạn chế khả năng xâm thực của sóng, gió đối với bờ và đê biển.

Nguồn bài viết: http://travinhtv.vn/thtv/detail/2344/tra-vinh-445-trieu-dong-trong-ban-chan-song/51.thtv


Có thể bạn quan tâm

Lãi hàng tỉ đồng/năm nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh sầu riêng Lãi hàng tỉ đồng/năm nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh sầu riêng

Tỉnh Tiền Giang, phong trào đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nông dân và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn. Nhờ đó, chủ động được mùa vụ thu hoạch, năng suất, sản lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

01/10/2015
Dựng chòi gác đêm ém bùa chống trộm cau Dựng chòi gác đêm ém bùa chống trộm cau

Trước tình trạng cau trồng bị hái trộm trái, nhiều người dân ở vùng "thủ phủ" cau - huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) phải dựng chòi để gác, một số khác còn dán "bùa" nhờ "thần rừng" canh giữ.

01/10/2015
Xuất khẩu gạo vừa ngủ quên vừa nổ Xuất khẩu gạo vừa ngủ quên vừa nổ

Nhìn nhận 30 năm đổi mới, cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị đã nhắc lại những con số cực ấn tượng của lúa gạo. Chẳng hạn cái mốc bắt đầu xuất khẩu gạo với 1,370 triệu tấn năm 1989, và đỉnh cao 7,736 triệu tấn 2012...

01/10/2015
Hiếm như tiêu ở truồng Hiếm như tiêu ở truồng

Ngay cả nhiều hộ gia đình ở xã Ba Lế (miền núi huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) - quê hương của loại tiêu bản địa này cũng không có để dùng do số lượng tiêu Ba Lế hiện ước tính chỉ còn một vài trăm gốc.

01/10/2015
Người Vân Kiều biến đồi hoang thành rừng Người Vân Kiều biến đồi hoang thành rừng

Bằng ý chí, nỗ lực không mệt mỏi, đến nay anh Hồ Văn Thu (thôn Pa Hy, xã Tà Long, huyện Đakrông, Quảng Trị) đã có một cơ ngơi khá giả, đủ chăm lo cho con cái học hành và giúp dân bản thoát nghèo.

01/10/2015