Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Hoá Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Theo Hướng Xuất Khẩu

Thanh Hoá Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Theo Hướng Xuất Khẩu
Publish date: Wednesday. September 17th, 2014

Thanh Hoá có khoảng 18.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó 10.000 ha nuôi nước ngọt và 8.000 ha nuôi mặn, lợ.

Cá rô phi đã được đưa vào nuôi theo hướng thâm canh từ năm 2003 trở lại đây, tuy nhiên đến năm 2013 lần đầu tiên sản phẩm cá rô phi của Công ty XNK thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với sản lượng hơn 400 tấn, năm 2014 dự kiến xuất khẩu khoảng trên 2.000 tấn cá rô phi.

Đây là thành công bước đầu của phát triển sản xuất cá rô phi của Thanh Hoá theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩn theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh.

Tuy nhiên phát triển nuôi cá rô phi tại Thanh Hoá gặp nhiều nhiều khó khăn như chưa có quy hoạch vùng sản xuất cá rô phi tập trung, cơ sở hạ tầng cho phát triển cá rô phi theo hướng xuất khẩu chưa được đầu tư một cách thích đáng, giống cá rô phi chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan.

Nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu, khơi thông hướng đi mới cho nuôi trồng thủy sản khu vực miền Bắc. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có chủ trương xây dựng dự án cá rô phi theo hướng hợp tác công tư thí điểm tại Thanh Hóa.

Để triển khai chủ trương này, ngày 13/9/2014, Tổng cục Thủy sản đã có buổi làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa. Qua buổi làm việc, trước mắt Tổng cục Thuỷ sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá cần phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi trong năm 2015;

Bên cạnh đó, Tổng cục hướng dẫn việc cung ứng giống cá rô phi đảm bảo chất lượng từ vùng sản xuất giống lớn như Quảng Ninh, Hải Dương và Quảng Nam cung cấp cho các vùng nuôi tại Thanh Hoá; hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, triển khai giới thiệu VietGAP, hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức sản xuất cá rô phi hiệu quả hơn để thúc đấy phát triển cá rô phi tại tỉnh Thanh Hoá, góp phần khơi thông hướng đi mới cho nuôi trồng thuỷ sản miền Bắc.


Related news

Giúp hộ dân tộc thiểu số nghèo nuôi dê Giúp hộ dân tộc thiểu số nghèo nuôi dê

Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang triển khai mô hình hỗ trợ 19 hộ dân tộc thiểu số nghèo tại xã Cấm Sơn và Tân Mộc nuôi dê với kinh phí 100 triệu đồng từ ngân sách huyện.

Monday. June 15th, 2015
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm cần sức ép từ hai phía Truy xuất nguồn gốc thực phẩm cần sức ép từ hai phía

Tại Việt Nam, Luật An toàn thực phẩm được xây dựng theo nguyên tắc quản lý toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”. Tuy nhiên, vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn, nhất là các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ.

Monday. June 15th, 2015
Giải bài toán khai thác ven bờ Giải bài toán khai thác ven bờ

Kinh tế biển được xác định là mũi nhọn vô cùng quan trọng đối với Cà Mau. Thế nhưng, với một lượng lớn tàu công suất nhỏ đang ngày đêm xâm hại nguồn lợi thuỷ sản ven bờ thì vấn đề phát triển bền vững vẫn là bài toán chưa có giải đáp hợp lý. Chuyển đổi ngành nghề nhằm giảm áp lực cho khu vực tái sinh ven biển đang cần thiết và cấp bách để tiến tới mục tiêu giàu lên từ biển.

Monday. June 15th, 2015
Thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) định hình sự phát triển cho làng bè Thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) định hình sự phát triển cho làng bè

Phát huy lợi thế là địa phương đầu nguồn, nhiều năm qua, người dân TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) phát triển mạnh nghề nuôi cá bè trên sông đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho sự phát triển kinh tế hộ và đóng góp vào tỉ trọng phát triển của kinh tế thị xã.

Monday. June 15th, 2015
Công bố kết quả đề tài khoa học lúa tôm Công bố kết quả đề tài khoa học lúa tôm

Ngày 11/6, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư 3 tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau tổ chức công bố kết quả đề tài khoa học “Tác động tích cực của giống lúa ARIZE B – TE1 đến hiệu quả nuôi tôm ở vùng tôm – lúa các tỉnh Kiên Giang, Bạc liêu và Cà Mau” do Công ty Bayer Việt Nam chủ trì.

Monday. June 15th, 2015