Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Công Của Mô Hình Trồng Dưa Lê Ở Nghĩa Thành (Nam Định)

Thành Công Của Mô Hình Trồng Dưa Lê Ở Nghĩa Thành (Nam Định)
Ngày đăng: 23/06/2014

Để nâng cao thu nhập cho nông dân, vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Nam Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Nghĩa Hưng mở rộng mô hình chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dưa lê với quy mô 5ha tại xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng).

Mô hình đã khẳng định hiệu quả khi người trồng đạt thu nhập trung bình 4,7 triệu đồng/sào, cao gấp 7 lần so với trồng lúa.

Xã Nghĩa Thành là địa phương có truyền thống sản xuất rau màu. Trong đó, việc trồng dưa lê trên đất 2 lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao đã được một số hộ dân áp dụng từ các vụ trước với quy mô nhỏ. Trung tâm KNKN tỉnh đã chọn cánh đồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu của đội 7, thôn Hậu Điền có chân đất thịt nhẹ, chủ động tưới tiêu nước, liền vùng, phù hợp với quy hoạch sản xuất nông nghiệp của xã để xây dựng mô hình.

Giống dưa lê siêu ngọt Ngân Huy sử dụng ở mô hình có khả năng thích ứng trên nhiều chân đất, nhiều vụ, có thời gian sinh trưởng ngắn, cây khỏe, chống chịu bệnh tốt; quả đều và đẹp, khi chín có màu trắng ngà, thịt quả giòn ngon và rất ngọt.

Để bảo đảm xây dựng mô hình thành công, Trung tâm KNKN tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện Nghĩa Hưng đã tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân tham gia mô hình từ kỹ thuật làm bầu, gieo ươm, đưa ra ruộng đến cách chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch. Thực hiện mô hình, các hộ nông dân đã cải tạo bờ vùng, bờ thửa, chuẩn bị sẵn các phương án tưới tiêu, tránh cho ruộng dưa bị ngập úng; giữ nguyên luống cà chua của vụ đông để chuyển sang trồng dưa.

Các hộ dân áp dụng 2 cách trồng là trồng dưa bò trên mặt luống và trồng giàn với thời gian trồng tập trung trong ngày 20-4-2014. Mật độ trồng dưa bò từ 500-550 cây/sào, trồng dưa giàn từ 750-800 cây/sào. Hầu hết các hộ tham gia mô hình đã thực hiện tốt các khâu chăm sóc, bón phân, kỹ thuật làm giàn, bấm ngọn… để các nhánh phát triển tự nhiên, cho quả to đẹp, bảo đảm màu sắc trắng ngà, không có vân xanh và không bị vàng quả.

Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, cán bộ Trung tâm KNKN tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện Nghĩa Hưng thường xuyên bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là phun phòng các bệnh lở cổ rễ, nứt dây xì mủ và phun trừ bọ trĩ, sâu ăn lá bằng các loại thuốc trừ sâu sinh học, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch, nên cây dưa sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh. Việc thu hoạch dưa dự kiến đến 25-6-2014 kết thúc. Ông Nguyễn Văn Lâm, tham gia mô hình với 2 sào dưa lê. Sau gần 3 tháng trồng, thu được 900kg dưa/sào.

Với giá bán hiện nay từ 7-10 nghìn đồng/kg, vụ này ông lãi trên chục triệu đồng. Ông Lâm cho biết, trồng dưa lê không khó, điều quan trọng là phải chú ý phòng trừ sâu bệnh; thời kỳ đầu vụ, việc điều tiết nước phù hợp rất quan trọng cho cây phát triển và làm quả cuối vụ, cần làm giàn cẩn thận để quả có mẫu mã đẹp, đặc biệt cần bón nhiều kali để tăng độ ngọt cho dưa.

Theo ước tính, năng suất dưa lê bình quân đạt 694 kg/sào đối với diện tích trồng bò, 862 kg/sào đối với diện tích trồng giàn. Tính ra bình quân lãi 4,781 triệu đồng, cao gấp 7 lần so với cấy lúa; trong đó nếu làm giàn thu nhập cao hơn trồng cây bò mặt ruộng khoảng 1 triệu đồng/sào.

Đây là một thành công lớn của mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây màu hiệu quả cao. Ngoài ra, với thời gian sinh trưởng, phát triển của cây dưa chỉ mất khoảng 65 ngày nên vẫn đảm bảo thời vụ sản xuất vụ lúa mùa.

Ông Trần Ngọc Các, trưởng thôn Hậu Điền cho biết: Thôn Hậu Điền có truyền thống trồng cây vụ đông, nhất là trồng cây cà chua. Khi Trung tâm KNKN tỉnh đưa mô hình cây dưa lê siêu ngọt về thôn trồng khảo nghiệm, bà con rất phấn khởi. Trồng dưa lê ở vụ xuân này, có thể tận dụng được những luống cà chua vụ đông, bà con tiết kiệm được công làm luống, không cần cuốc, xới lại.

Từ hiệu quả của mô hình, trong những năm tới, chắc chắn bà con thôn Hậu Điền sẽ duy trì và tiếp tục mở rộng diện tích trồng dưa lê thay cho trồng lúa kém hiệu quả ở vụ xuân. Thời gian tới, Trung tâm KNKN tỉnh tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện kỹ thuật trồng cây dưa lê trên đất 2 lúa để phát huy hết tiềm năng năng suất cây trồng và nhân rộng mô hình ra các địa phương khác.

Với ưu điểm dễ trồng, dễ chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao khi trồng trên đất 2 lúa nên tại những vùng có điều kiện thổ nhưỡng tương tự như xã Nghĩa Thành có thể tham khảo đưa giống dưa lê siêu ngọt vào cơ cấu giống cây trồng của địa phương để luân canh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Bình Dương xử phạt 2 cơ sở sử dụng chất cấm trong chăn nuôi Bình Dương xử phạt 2 cơ sở sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Thực hiện Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNN về việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm Beta- Aginist tại các cơ sở chăn nuôi năm 2015, Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu, thức ăn hỗn hợp được sử dụng, kiểm tra tồn dư các chất cấm thuộc nhóm Beta-Aginist tại các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.

04/07/2015
Bình quân 3,38 triệu đồng chi phí kiểm dịch cho mỗi lô gà giống nhập khẩu Bình quân 3,38 triệu đồng chi phí kiểm dịch cho mỗi lô gà giống nhập khẩu

Ngày 1-7, Cục Thú y cho biết: Trong sáu tháng đầu năm 2015, có 48 lô gà giống bố mẹ của 11 Công ty nhập khẩu vào vùng Đông Nam Bộ để nuôi làm giống (từ 11 đến 35 nghìn con/mỗi lô).

04/07/2015
Hà Nội có 5.500ha rau an toàn Hà Nội có 5.500ha rau an toàn

Trong 6 tháng đầu năm, toàn TP Hà Nội đã rà soát, định vị được thêm 500ha rau an toàn để tập trung quản lý, nâng tổng diện tích rau an toàn lên 5.500ha.

04/07/2015
Lúa đổ ngã, thương lái hạ giá mua Lúa đổ ngã, thương lái hạ giá mua

Mưa kèm theo gió lớn hồi tuần qua làm nhiều ruộng lúa Hè Thu đến kỳ thu hoạch bị đổ ngã. Không chỉ ảnh hưởng năng suất, chất lượng mà giá bán cũng giảm theo. Nhiều nơi thương lái kỳ kèo, bỏ cọc, hạ giá mua lúa.

04/07/2015
Sản xuất theo phong trào, nông dân bỏ lúa trồng nhãn Sản xuất theo phong trào, nông dân bỏ lúa trồng nhãn

Tổng diện tích đất lúa trên toàn huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) là khoảng 9.000 ha nhưng diện tích thực thụ có cây lúa chỉ khoảng 2.300 ha. Điều này chứng tỏ phần lớn các loại cây trồng khác đang “sống nhờ” trên đất lúa, trong đó có cây nhãn và cao su.

04/07/2015