Thái Lan Đấu Thầu Gạo Liên Tiếp Thất Bại

Đã hai lần đấu thầu song số gạo được bán ra chỉ đạt một nửa do giá bỏ thầu quá thấp.
Giữa tháng 9, Thái Lan tiến hành cuộc đấu thầu bán 140.000 tấn gạo, song chỉ bán được khoảng 70.000 tấn. Đây là lần đấu thầu thứ 2 sau khi quân đội lên nắm quyền hồi tháng 5.
Trước đó, vào tháng 8, Chính phủ Thái cũng đấu thầu cung cấp 167.000 tấn gạo, nhưng số gạo được bán ra chỉ đạt 73.000 tấn, do giá thầu nhận được thấp hơn giá sàn quy định.
Với 18 triệu tấn trong các kho quốc gia, trong đó có thể có 4 triệu tấn bị hư hỏng, Thái Lan đặt mục tiêu bán khoảng 100.000 tấn gạo mỗi tháng. Nhưng nhìn vào tình hình các thương nhân không mấy hứng thú trả giá cho các lần đấu thầu thì mục tiêu này của Thái có vẻ sẽ bị vỡ kế hoạch.
Chính phủ Thái cho biết sẽ đánh giá lại số lượng và chất lượng gạo dự trữ vào tháng 10 tới đây và công bố kế hoạch mới nhằm bán gạo dự trữ để bù đắp các khoản lỗ phát sinh do Chính phủ của bà Yingluck điều hành.
Mới đây, Thái Lan có tham gia đấu thầu cung cấp 30.000 tấn gạo cho Iraq, dù giá bỏ thầu thấp nhất nhưng vẫn chưa ký được hợp đồng chính thức với nước này.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT vừa tổ chức Hội thảo đầu bờ trình diễn kết quả mô hình “Nuôi cá rô phi hồng thương phẩm” tại hộ ông Đặng Thanh Vân, thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cho các cán bộ kỹ thuật, quản lý và một số hộ nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình.

Ba điểm khi xuất khẩu nông thủy sản sang Phần Lan và Bắc Âu: Cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn Châu Âu; An toàn vệ sinh thực phẩm tại các nhà máy chế biến, sức khỏe cho người lao động; Bao bì nhãn mác.

“Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của hệ thống nuôi có trách nhiệm với tác động tối thiểu đến môi trường và xã hội. Với chứng nhận ASC, chúng tôi sẽ có thể chứng minh cho khách hàng của mình thấy trại nuôi của chúng tôi được quản lý một cách có trách nhiệm. Chứng nhận ASC mang lại những cơ hội mới.”- theo ông Ngô Quốc Tuấn, phó chủ tịch Quốc Việt.

Gia đình anh Phương có 4 người, gồm vợ chồng anh, con và mẹ già. Tuy ở phường nhưng đất của anh Phương cũng chỉ là đất nông nghiệp cằn cỗi không trồng được cây gì cho ra hồn. Tổng cộng anh có 1.600m2 đất, gồm nhà ở, vườn tạp, ao cá… Còn lại 320m2 anh làm chuồng nuôi heo.

Ngày 23/10, tại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đến dự có ông Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia và hơn 350 đại biểu là cán bộ nông nghiệp, bà con nông dân của 13 tỉnh ĐBSCL.