Mô hình nuôi heo giống trang trại hiệu quả cao

Đó là một trang trại nuôi heo khá bề thế nằm trong khuôn viên rộng 4ha với 9 dãy trại gồm: 2 trại heo mang bầu, 6 trại heo đẻ, 1 trại heo nọc, hầm Bioga, ao đìa nuôi cá và 500 gốc dừa. Trang trại của ông Phạm Văn Ân với vốn đầu tư ban đầu 14 tỷ đồng, được xây dựng trong 2 năm (2011 - 2012) với mô hình khép kín.
Ông Ân kể: “Ban đầu chúng tôi bỏ vốn ra để xây dựng trang trại và heo nái giống. Thức ăn, thuốc thú y, vệ sinh chuồng trại và môi trường do công ty CP hợp tác cung cấp. Hệ thống máng thức ăn, nước uống tự động hợp vệ sinh làm cho heo không bị dịch bệnh và sinh sản theo đúng chu kỳ. Sản phẩm heo con, công ty CP bao tiêu mua toàn bộ và thống nhất một giá theo hợp đồng.
Với 1.200 con heo nái (lớn nhất ĐBSCL), ngày nào trang trại của ông Ân cũng có heo đẻ. Sau khi sinh, heo con được 2 tháng là đủ chuẩn xuất chuồng. Mỗi tháng, ông Ân cung cấp heo giống cho Công ty CP, bình quân từ 2.400 - 2.500 con.
Năm 2014, ông Ân xuất chuồng 28.600 con; 3 tháng đầu năm 2015 là hơn 6.600 con. Năm 2014, ông Ân lời gần 6,3 tỷ đồng; 3 tháng đầu năm 2015, lời trên 1 tỷ 450 triệu đồng. Đó là chưa kể thu nhập từ vài chục ngàn con vịt, dừa, cá các loại… cũng không nhỏ.
Nuôi heo nái với một lượng lớn như vậy, đòi hỏi vệ sinh chuồng trại, không dịch bệnh, không ô nhiễm môi trường xung quanh là tối quan trọng. Trang trại của ông được trang bị hệ thống khử trùng tối ưu. Vì thế, người nuôi và khách tham quan phải tuân thủ nghiêm ngặt khi vào chuồng trại. Đàn heo “khổng lồ” của ông Ân hàng ngày thải ra một lượng lớn phân.
Nếu không biết sử dụng, lượng phân này sẽ làm ô nhiễm cả một vùng rộng lớn. Tận dụng lượng lớn phân heo này, ông Ân cho xây dựng một hầm Bioga. Ông đang xây một nhà máy phát điện để sử dụng nguồn Bioga với công suất 200 KVA. Dịp 30-4-2015 này sẽ đưa vào sử dụng; dư sức phục vụ trang trại và còn cung cấp cho các hộ xung quanh. Ông Ân cho biết: Chỉ riêng lượng điện tự trang bị từ nguồn Bioga cũng đã đem về một nguồn lợi hàng trăm triệu đồng/năm.
Trang trại rộng lớn như vậy nhưng ông Ân chỉ sử dụng có 18 nhân công; trong đó có 3 kỹ sư. Mỗi người làm nhiều việc nhưng rất nhàn nhã vì sử dụng các thiết bị phục vụ hiện đại. Lương nhân công bình quân 5 triệu đồng/người/ tháng, bao ăn uống ngày 3 bữa, đóng bảo hiểm và được lo chi phí khám chữa bệnh.
Ông Phạm Văn Ân, 62 tuổi, nguyên là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng, tỉnh Sóc Trăng. Do bị bệnh nên năm 2009, ông xin về hưu sớm. Về nhà, ông nghĩ cách làm kinh tế để cải thiện đời sống gia đình. Ban đầu ông nuôi mấy chục ngàn con gà và thầu xây dựng. Khi có vốn, ông hợp tác với Công ty CP - Thái Lan (trụ sở đặt tại Biên Hòa, Đồng Nai). Công ty CP chuyên cung cấp giống, thức ăn cho heo, tôm cá và hợp đồng bao tiêu, thu mua sản phẩm.
Ở ĐBSCL hiện nay, chỉ có duy nhất trang trại của ông Phạm Văn Ân là nuôi heo nái với số lượng lớn như vậy. Ông Ân hợp đồng với công ty CP trong 10 năm. Như vậy việc kinh doanh sẽ đảm bảo tính ổn định và an tâm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, Sở Công Thương phối hợp với Ban Chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức mua sắm tiêu dùng hàng Việt với hàng chục ngàn buổi và có hàng trăm lượt người dân tham dự.

Dự án này nằm trong Chương trình đối tác đô thị phát triển kinh tế - MPED - do Chính phủ Canada tài trợ, được các chuyên gia tư vấn thuộc Hiệp Hội các đô thị Việt Nam (ACVN) hướng dẫn lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương.

Hiện tại, giá ớt được thu mua với giá 40.000 đồng/kg. Cứ cách 2 ngày anh thu hoạch một lần, năng suất từ 40 - 50kg/công, vào những đợt thu hoạch rộ ớt sừng vàng châu Phi còn cho năng suất 150-180kg/công. Sau khi trừ hết chi phí, anh lời từ 30 triệu đồng - 40 triệu đồng/2 công ớt”.

Vừa qua, tại Khu du lịch Mỹ Trà, TP. Cao Lãnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức diễn đàn về ngành hàng xoài. Đại diện Viện Cây ăn quả Miền Nam, Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu long, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, các sở, ngành, doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh cùng với gần 200 nông dân là nhà vườn các huyện Cao Lãnh, Lấp Vò và TP. Cao Lãnh tham dự diễn đàn.

Hiện tại, khoảng 20% diện tích bị rầy nâu gây hại trong số 900ha lúa hè - thu trà sớm (giai đoạn chín) đang được thu hoạch. Còn số diện tích lúa hè - thu chính vụ (giai đoạn ngậm sữa) bị rầy nâu gây hại cũng đã được người dân dùng nhiều biện pháp để diệt trừ.