Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Duy trì và phát huy hiệu quả

Duy trì và phát huy hiệu quả
Ngày đăng: 10/04/2015

Thôn Chiến Thắng nằm ở lưng chừng núi Chiêu Lầu Thi hùng vĩ, với những cánh rừng mênh mông, khí hậu mát mẻ rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi. Việc thành lập nhóm đã giúp các gia đình tập hợp với nhau, cùng học tập cách làm ăn và hỗ trợ các hộ nghèo có điều kiện phát triển chăn nuôi, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Hàng tháng, nhóm sinh hoạt một lần, các thành viên cùng trao đổi những kinh nghiệm chăn nuôi, cách phòng, chống dịch bệnh cho đàn dê theo mùa, theo thời điểm. Thông qua sinh hoạt nhóm, các thành viên cũng ngày càng thắt chặt tình đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ về mọi mặt, từ kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi cho đến xây dựng gia đình hạnh phúc. Được biết, lúc mới thành lập cả nhóm mới chỉ có hơn 100 con dê, sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, tổng đàn dê của cả nhóm đã phát triển lên đến hơn 1.000 con; chuồng trại chăn nuôi được xây kiên cố, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát...

Trong nhóm cùng sở thích, gia đình anh Triệu Phàn Sinh là người có quy mô chăn nuôi dê lớn nhất với khoảng trên 300 con dê các loại, anh Sinh chia sẻ: Một trong những nguyên nhân đem lại thành công bước đầu là do nhóm đã lựa chọn đúng vật nuôi. Dê phù hợp nuôi ở vùng núi cao, có bãi chăn thả rộng, ít bị bệnh, lại không tốn chi phí thức ăn. Trung bình mỗi con dê cái trong 1 năm có thể sinh 2 lứa, mỗi lứa từ 2 – 3 con.

Để nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế, ngoài kinh nghiệm ra, việc áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi rất quan trọng. Người nuôi dê phải biết áp dụng kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê... Với những kinh nghiệm như vậy, trong các buổi sinh hoạt nhóm, anh Sinh đã trao đổi, chia sẻ với những thành viên khác để giúp nhau cùng phát triển.

Anh Vương Văn Thành, một thành viên của nhóm cho biết: Trước đây, khi chưa thành lập nhóm, các hộ nuôi thả, để dê tự kiếm thức ăn, nên chất lượng đàn thấp, dê con sinh ra thường chậm phát triển. Từ khi vào nhóm cùng sở thích, được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, các hộ đã biết trồng cỏ, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, nên dê sinh sản quanh năm, thu nhập của các hộ chăn nuôi tăng lên đáng kể...

Hiện nay, dê thịt được thương lái đến tận nhà mua với giá từ 120 – 130 nghìn/1kg thịt hơi. Vì nguồn kinh phí đầu tư không lớn, nên sau khi trừ chi phí, các gia đình có thu nhập trung bình 40 – 50 triệu đồng mỗi năm từ việc bán con giống và dê thịt.

Đồng chí Nguyễn Quang Duẩn, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì cho biết: Tham gia vào nhóm cùng sở thích, các hộ chăn nuôi được hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi, với mức vay tối đa là 50 triệu đồng/hộ, qua đó tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ sửa chữa chuồng trại, mua thêm giống, mở rộng quy mô chăn nuôi. Ngoài ra, các hộ còn được cán bộ Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo đàn dê phát triển khỏe mạnh.

Có thể thấy, việc sản xuất tập trung thông qua các Nhóm cùng sở thích không chỉ mang lại lợi về kinh tế trước mắt cho các hộ dân mà nó còn giúp người dân thay đổi thói quen từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa với quy mô lớn.

Sự thành công của Nhóm cùng sở thích nuôi dê ở thôn Chiến Thắng không chỉ ở những con số, thu thập được cải thiện mà quan trọng hơn là đã góp phần giúp các hộ gia đình làm quen với cách làm mới, phát huy tính chủ động, không ỷ lại và tăng sự gắn kết trong cộng đồng, qua đó thúc đẩy ngành chăn nuôi của huyện Hoàng Su Phì ngày một phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Chưa “Mặn Mà” Với Mô Hình Nhân Nuôi Nấm Xanh Nông Dân Chưa “Mặn Mà” Với Mô Hình Nhân Nuôi Nấm Xanh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, dù tích cực triển khai nhưng nông dân vẫn chưa “mặn mà” với mô hình nuôi nấm xanh. Nguyên nhân do hiệu lực trừ rầy nâu của nấm chậm.

20/07/2013
Cá Ngừ Đại Dương Giảm Giá Mạnh, Ngư Dân Gặp Khó Ở Khánh Hòa Cá Ngừ Đại Dương Giảm Giá Mạnh, Ngư Dân Gặp Khó Ở Khánh Hòa

Hiện nay, giá cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa chỉ còn 55 nghìn đồng/kg, thấp nhất từ trước đến nay. Cơn “bão giá” này khiến ngư dân hết sức khó khăn...

30/03/2013
Sự Trở Lại Của Cây Nho Ở Phước Thể Sự Trở Lại Của Cây Nho Ở Phước Thể

Là một trong những địa phương có diện tích trồng nho khá lớn ở Tuy Phong (Bình Thuận), có điều kiện đất đai phù hợp, nên từ lâu nhiều hộ dân ở các xã Phước Thể, Phú Lạc… đã chọn cây nho làm cây trồng chủ lực.

20/07/2013
Mường Ảng Phát Huy Vai Trò Của Nông Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Mường Ảng Phát Huy Vai Trò Của Nông Dân Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới

Xác định nông dân là chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua, các cấp Hội Nông dân Mường Ảng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

29/06/2013
Kỳ Vọng Đổi Đời Từ Ốc Len Kỳ Vọng Đổi Đời Từ Ốc Len

Huyện Phú Tân có hệ sinh thái rừng ngập mặn, được phân bố dọc ven biển với chiều dài khoảng 37 km, có 2.637 ha rừng phòng hộ, nằm trên địa phận xã Phú Tân, Tân Hải, Nguyễn Việt Khái và thị trấn Cái Đôi Vàm.

20/07/2013