Thả 2 Triệu Con Tôm Sú Giống Ra Môi Trường Tự Nhiên Ở Quảng Nam

Nhân kỉ niệm 54 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá 1.4, sáng ngày 28/3, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam và Chi cục nuôi trồng thủy sản và Hội nghề cá Quảng Nam tổ chức thả 1.000 con tôm sú giống đã qua kiểm dịch đảm bảo chất lượng trước khi thả ra khu vực sông, thuộc rừng dừa Bảy mẫu xã Cẩm Thanh, TP Hội An.
Năm 2013, ngành thủy sản Quảng Nam có kế hoạch thả từ 1 đến 2 triệu con giống xuống các khu vực ven sông, hồ tại các huyện Núi Thành, Duy Xuyên, Hội An, Phú Ninh… góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên, trước tình trạng nguồn lợi này bị cạn kiệt do khai thác, đánh bắt quá mức. Cũng trong sáng nay, các đoàn viên thanh niên thuộc các Chi cục và Hội nghề cá tỉnh Quảng Nam đã phát hàng ngàn tờ rơi cho bà con ngư dân và du khách, tuyên truyền việc chống sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Đây là hoạt động thường niên của ngành thủy sản Quảng Nam nhằm nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của người dân.
Cùng thời gian này, ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của người dân; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp khai thác, đánh bắt trái phép; đồng thời lập các tổ cộng đồng quản lý việc khai thác thủy sản tại các địa phương trong tỉnh…
Có thể bạn quan tâm

Thông tin Việt Nam thắng thầu 2 gói thầu cung cấp gạo cho Philippines (450.000 tấn) và Indonesia (1 triệu tấn) được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhìn nhận là dấu hiệu tích cực cho xuất khẩu gạo từ nay đến tháng 3-2016.

Xu thế đồ thị trong ngắn hạn phát tín hiệu giảm điểm.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện nay tập trung vào 5 thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc
Nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nông dân Lê Văn Thảo, SN 1964 (ngụ An Thạnh, Long Thới, Chợ Lách, Bến Tre) thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ sản xuất cây giống phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

Lo cho “đầu cơ nghiệp” của mình bị thiếu thức ăn khi mùa đông đến, sau khi thu hoạch lúa, đồng bào vùng cao chủ động lấy rơm khô về dự trữ cho trâu, bò. Đây là nguồn thức ăn quan trọng thay thế cho cỏ tươi trong mùa rét.