Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Ném Mạ Khi Gieo Mạ Ném

Cách Ném Mạ Khi Gieo Mạ Ném
Ngày đăng: 12/07/2012

Khi cấy, gốc và rễ mạ bị dúi sâu 3-5 cm trong bùn đất do vậy cây lúa lâu hồi xanh, đẻ nhánh muộn và hay bị bệnh nghẹt rễ làm giảm năng suất, tăng chi phí phân bón, kéo dài thời gian sinh trưởng. Ném mạ trong phương pháp gieo mạ ném bằng khay nhựa khắc phục được những nhược điểm này.

Xin giới thiệu cách ném mạ đúng kỹ thuật, đồng đều.

Ruộng lúa sử dụng phương pháp mạ ném phải là ruộng đất cát pha, đất phù sa, đất thịt (thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng). Loại đất cát sau khi làm đất 5-10 phút đã bị lắng tạo lớp cát rắn trên bề mặt ruộng nên không áp dụng phương pháp mạ ném được.

Bón lót phân hữu cơ, phân vô cơ sâu, liều lượng theo qui trình kỹ thuật riêng cho từng giống lúa trước khi làm đất. Làm đất kỹ vùi phân, san phẳng bề mặt ruộng cấy, để lớp nước ngập 3-5 cm trên bề mặt ruộng. Ném loạt trước khoảng 70% số khay (17-20 khay/sào) trên toàn bộ diện tích ruộng. Ném vá bổ sung đợt sau 30% số khay (8-10 khay/sào) còn lại, chú ý những chỗ ném mạ mật độ thưa trong lúc ném đợt trước.

Cách ném cụ thể như sau, một tay (thường tay trái) cầm khay mạ, tay kia (tay phải) nhúm lấy đầu của 3-5 bầu, kéo rời gốc mạ ra khỏi khay đồng thời ném xoè tay lên cao 3-4 m với một góc 60-800 so với phương nằm ngang của mặt ruộng. Dưới tác dụng của trọng lực bầu mạ sẽ cắm xuống mặt ruộng với độ sâu 1-2 cm.

Tạo băng chăm sóc: Sau khi ném xong mạ, tiến hành chăng dây tạo băng chăm sóc, khoảng cách giữa hai băng 1,5-1,8m, nhổ những cây mạ nằm giữa băng ném sang bên cạnh tạo một băng rộng 30-35cm, tiện lợi cho việc đi lại bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật sau này. Ném mạ bằng cách này cây có thể bị nghiêng, ngả nhưng sẽ nhanh chóng đứng thẳng sau khi ném 3-5 ngày và đẻ nhánh sớm hơn cấy dúi 7-12 ngày.

Vụ xuân năm nay có rét đậm, rét hại kéo dài trên 1 tháng, cây mạ bị ốm yếu, rễ thâm đen hoặc vàng. Nếu thời tiết thuận lợi, nhiệt độ trong ngày thấp nhất > 150C, cần bỏ nilon che mạ đồng thời phun một trong các loại phân bón lá kích thích ra rễ, đẻ nhánh, tăng khả năng chịu rét như: Chất tăng trưởng vườn sinh thái; K-Humate; A-H502/503; K-H701/702; N-H601/602. Sau 5-7 ngày, nhổ thăm thấy gốc mạ nhú rễ mới màu trắng mới được đem cấy hoặc ném.


Có thể bạn quan tâm

Cú Hích Cho Ngành Ca Cao Việt Nam Cú Hích Cho Ngành Ca Cao Việt Nam

Chính phủ Hà Lan và các nhà tài trợ nước này vừa ký kết với Bộ NN-PTNT “Dự án hợp tác công tư tăng cường phát triển ca cao bền vững tại VN” trị giá gần 1,4 triệu EURO. Đây là dự án tài trợ lớn, tạo cú hích cho ngành cao cao VN phát triển.

29/03/2012
Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Từ Lục Bình Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Từ Lục Bình

Phân bón từ lục bình dễ làm và thường được áp dụng ở quy mô hộ gia đình. Loại phân bón này không những tốt cho cây trồng, dễ làm mà còn giúp giảm lượng phân hóa học, tiết kiệm chi phí sản xuất

15/05/2011
Mô Hình Ương Cua Khay Mô Hình Ương Cua Khay

Năm 2011, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư đã xây dựng mô hình ương cua khay thí điểm ở xã Hương Phong (Hương Trà) và Quảng Phước (Quảng Điền), tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi thực hiện, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

12/04/2012
Hơn 50 Triệu USD Hỗ Trợ Nông Dân Dùng Máy Tính Hơn 50 Triệu USD Hỗ Trợ Nông Dân Dùng Máy Tính

Chiều 10/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo về Dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam do Quỹ Bill & Melinda Gates (BMGF) tài trợ

11/11/2011
Nuôi Tôm Hùm Kết Hợp Tu Hà Nuôi Tôm Hùm Kết Hợp Tu Hà

Vịnh Xuân Ðài và đầm Cù Mông thuộc TX Sông Cầu là những thắng cảnh đẹp được thiên nhiên ban tặng để phát triển du lịch sinh thái biển đảo

16/05/2011