Tập Trung Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Vụ Mùa Năm 2014
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay trên địa bàn tỉnh sâu cuốn lá lứa 6 đang phát sinh và gây hại, sâu non tuổi 1 gây hại từ ngày 8 đến 13-8-2014, đợt 2 tập trung từ ngày 15 đến 18-8-2014 trên các trà lúa mùa sớm, chính vụ và rải rác cho tới 25-8-2014 trên trà lúa cấy muộn, khả năng trong những ngày tới, nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, quyết liệt thì sẽ xuất hiện đợt dịch sâu cuốn lá nhỏ trên diện rộng, ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện ven biển, thiệt hại do sâu gây ra sẽ là rất lớn, đặc biệt là trên diện tích trà lúa mùa muộn.
Để phòng, chống có hiệu quả, hạn chế thiệt hại, bảo vệ tốt sản xuất vụ mùa năm 2014, ngày 13-8 Chủ tịch UBND tỉnh có Văn bản chỉ đạo số 7309/UBND-NN, yêu cầu Sở NN&PTNT, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách, đó là: Chỉ đạo phòng NN&PTNT (hoặc phòng kinh tế), trạm bảo vệ thực vật rà soát lại các trọng điểm có nguy cơ cao bị sâu cuốn lá phá hoại trên địa bàn, chủ yếu tập trung vào các trà lúa cấy muộn cuối tháng 6 đầu tháng 7 và diện tích lúa bón phân không cân đối. Phân công cán bộ về các xã trọng điểm để kiểm tra, phát hiện và hướng dẫn UBND các xã, các hộ nông dân các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hiệu quả.
Chỉ đạo UBND các xã phân công cán bộ xuống địa bàn từng thôn, bản rà soát, xác định các thôn trọng điểm có nguy cơ sâu cuốn lá phát sinh cao và gây hại để tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng, trừ sâu cuốn lá đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với trà lúa đang đứng cái - làm đòng, nếu mật độ sâu non trên 20 con/m2 cần chỉ đạo phun trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu theo khuyến cáo của Sở NN&PTNT, chi cục bảo vệ thực vật. Đối với những ruộng, vùng lúa nhiễm sâu nặng phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, tích cực phun thuốc 1 lần, lần 2, diệt trừ dứt điểm, kiên quyết không để sâu lây lan, phá hoại trên diện rộng.
Đối với diện tích các trà lúa cấy muộn cuối tháng 6, đầu tháng 7 cần thường xuyên giám sát chặt chẽ, để nắm chắc tình hình, dự báo thời điểm phát sinh, khi mật độ sau non trên 50 con/m2 cần chỉ đạo phun trừ triệt để. Tiếp tục giám sát chặt chẽ để phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh khác, đặc biệt là đối với rầy nâu, rầy lưng trắng trên lúa mùa và thực hiện phòng trừ theo hướng dẫn của ngành chức năng.
Sở NN&PTNT phân công lãnh đạo, cử cán bộ xuống các huyện để đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ; chỉ đạo chi cục bảo vệ thực vật, các trạm bảo vệ thực vật huyện, giám sát diễn biến tình hình sâu cuốn lá nhỏ và các loại sâu bệnh hại lúa khác để hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời.
Chỉ đạo trung tâm khuyến nông, chi cục bảo vệ thực vật phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh xây dựng các bản tin khuyến cáo các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa năm 2014...
Có thể bạn quan tâm
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), kể từ sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đến nay, nhờ hoạt động khai thác thủy sản trên biển ổn định, được mùa nên sản lượng khai thác thủy sản của huyện đạt khá cao.
Hiện nay, huyện Tháp Mười là địa phương có diện tích nuôi ếch lớn nhất tỉnh Đồng Tháp với hơn 40ha. Ước tính, trung bình mỗi năm địa phương có thể cung cấp 5 ngàn tấn ếch thương phẩm cho thị trường. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người chăn nuôi phải liên tục lâm vào cảnh “được mùa mất giá”, khó khăn trong việc tìm đầu ra.
Ngày 7-3, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 587 công bố dịch cúm H5N1 tại huyện Vĩnh Cửu. Dịch xảy ra tại đàn vịt 5 ngàn con ở hộ chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Hương (xã Mã Đà) và đàn vịt 3.200 con của ông Nguyễn Mạnh Hùng (khu phố 7, thị trấn Vĩnh An).
Thời gian qua, tại xã Sơn Bình (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhiều hộ nông nhân đã thành công với mô hình nuôi nai.Đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có đời sống khá giả.
Những ngày gần đây, liên tục có thêm các tỉnh, thành phố công bố xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm. Tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) nói riêng cũng như cả tỉnh nói chung, công tác phòng chống dịch đang được tích cực triển khai nhưng giá cả và sức mua mặt hàng này đã tụt dốc, khiến người nuôi lỗ nặng.