Sự Kiện Quản Lý Bệnh Vi Khuẩn Hại Lúa

Từ ngày 09/12/2014 đến ngày 09/01/2015, công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang phối hợp với công ty Syngenta Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa” cho hơn 5.000 nông dân ở 13 tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở Sóc Trăng, sự kiện này được tổ chức vào 2 ngày 23 và 24/12/ 2014 tại thị xã Ngã Năm với sự tham gia của gần 500 nông dân trong tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau
Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang phối hợp với công ty Syngenta Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa” cho hơn 5.000 nông dân ở 13 tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Các vụ lúa gần đây bệnh vi khuẩn bộc phát mạnh, gây hại nặng làm tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất lúa. Tham dự sự kiện này, nông dân được tham quan 4 trại trưng bày mẫu vật bao gồm các mẫu lúa bị nhiễm bệnh, hướng dẫn cách nhận diện chính xác triệu chứng các bệnh do nấm, do vi khuẩn, biện pháp chủ động phòng trị hiệu quả, an toàn và nhận dạng thuốc bảo vệ thực vật chính hiệu, hạn chế tình trạng mua nhầm hàng kém chất lượng.
Thông qua buổi tọa đàm trao đổi kỹ thuật “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa”, bà con đặt ra những tình huống khó khăn cụ thể trên đồng ruộng của mình và được cán bộ kỹ thuật công ty trao đổi giải pháp khắc phục đem lại hiệu quả cao.
Ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, bệnh vi khuẩn trên lúa có hơn 11 loại, chia làm 3 nhóm tương ứng với 3 loại bệnh chính hiện nay là: thối gốc, cháy bìa lá và lép vàng. Sự kiện “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa” góp phần bảo vệ năng suất, chất lượng lúa và ổn định thu nhập cho nông hộ.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù thời gian “định cư” ở Ninh Thuận chưa lâu nhưng cây táo xanh đã nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Táo Ninh Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể. Tuy vậy, đầu ra bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường là thực tế khiến nhiều nông dân lo lắng.

Ngày 4/12, ông Vương Hưng Tuân cán bộ khuyến nông xã Hiệp An, huyện Đức Trọng cho biết, nông dân trong xã đã trồng được 380ha hoa lay-ơn, trong đó có 245ha dự tính sẽ nở vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.

Trong số các công ty cổ phần chuyển đổi hình thức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang thì Công ty Cổ phần chè Hùng An nổi lên trên địa bàn huyện Bắc Quang và trong tỉnh với những năng lực vượt lên trong khó khăn của việc cạnh tranh thương hiệu, thị trường, giữ vững ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt các nghĩa vụ, chế độ chính sách với Nhà nước, người lao động (NLĐ).

Ngày 3/12/2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 61-KL/TW về thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”. Tháng 9/2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Kết luận 76 để chỉ đạo thực hiện… Kết quả thực hiện Đề án đã góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Lâm Đồng trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Theo chân anh Dũng - cán bộ xã Mậu Duệ (yên Minh), chúng tôi vượt qua gần 5km đường núi quanh co với độ dốc lớn từ trung tâm xã đến Khâu Piai, một thôn vùng cao của xã Mậu Duệ. Những năm gần đây, nhờ sự chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, năng suất lúa, ngô đã tăng đáng kể; sản lượng lương thực ngày một cao, đời sống của người dân cũng đỡ vất vả hơn.