Rau Quả Xuất Siêu Gần 1 Tỉ Đô La Mỹ

Lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả mang về cho Việt Nam gần 1,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 300 triệu so với mục tiêu đặt ra đầu năm của Bộ Công Thương, trong khi, kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong cả năm nay là hơn 500 triệu đô la Mỹ. Như vậy, mặt hàng rau quả xuất siêu gần 1 tỉ đô la Mỹ.
Cũng như những năm trước, xuất khẩu rau quả của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào thị trường châu Á và khu vực này luôn nằm trong danh sách những thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam.
Trong 11 tháng của năm nay, thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc với giá trị đạt gần 359 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm hơn 26% thị phần xuất khẩu. Tiếp đến là các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan, Nga, Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Nhìn vào danh sách 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng rau quả cho thấy châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chính của việt Nam khi có 7/10 quốc gia.
Theo ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), lý do để châu Á là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là do đây là những thị trường gần Việt Nam nên việc vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ dễ dàng hơn.
Ngược lại, ở những thị trường mà Việt Nam nhập khẩu rau quả, số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN – PTNT) đưa ra cho thấy trong 11 tháng của năm 2014, Việt Nam nhập khẩu các loại rau quả chủ yếu từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc bên cạnh một số thị trường ngoài ASEAN như Mỹ, Úc, New Zealand, Nam Phi, Ấn Độ, Chi Lê.
Năm nay, do những thông tin rau quả nhập từ Trung Quốc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên kim ngạch nhập khẩu rau quả từ quốc gia này trong 11 tháng của năm 2014 ở mức gần 136 triệu đô la Mỹ, bằng 95% cùng kỳ năm 2013. Thái Lan trở thành quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất với giá trị đạt gần 140 triệu đô la Mỹ trong 11 tháng của năm nay, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước và chiếm hơn 29% thị phần.
Có thể bạn quan tâm

Đó là mô hình liên kết nuôi thỏ ngoại (Newzealand) của gia đình anh Hoàng Văn Thanh ở thôn Va, xã Đông Phú, huyện Lục Nam (Bắc Giang).

Ông Trần Quốc Hải và Trần Quốc Thanh (ấp 2, xã Suối Dây, H. Tân Châu, Tây Ninh) mày mò học hỏi, nghiên cứu chế tạo thành công máy trồng và thu hoạch khoai mì. Chiếc máy ra đời hỗ trợ đắc lực cho nông dân trồng khoai mì ứng dụng cơ giới hóa. Đặc biệt, ngoài việc trồng khoai mì, có thể ứng dụng máy vào việc phun thuốc trừ sâu, bón phân, làm cỏ, vun hàng và thu hoạch khoai mì...

Ông Nguyễn Xuân Quốc - Trưởng phòng Kinh doanh XNK Công ty Cổ phần Đại Thuận (Tashun) cho biết, hiện nay thương lái Trung Quốc vẫn tiếp tục đổ xô đến các bến bãi để tranh giành thu gom nguyên liệu. Họ mua tất cả các loại hải sản với đủ mọi kích cỡ, chất lượng khác nhau và với giá cao hơn giá bán cho những người thu gom ở trong nước, sau đó đóng hàng lên xe bảo ôn và đưa về Trung Quốc

Ngày 30.6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng các bộ, ngành đã có buổi làm việc tại tỉnh Hà Nam về việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp.

Những năm gần đây, nghề dệt truyền thống của người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng đã bị mai một nhiều. Trong đó, làng dệt của người thiểu số dưới chân núi Lang Bian là một điển hình.