Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập Trung Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Lúa Mùa

Tập Trung Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Lúa Mùa
Ngày đăng: 17/08/2013

Vụ mùa năm nay, huyện Yên Lập gieo cấy hơn 4.200 ha lúa. Đến nay hầu hết diện tích gieo cấy đang đẻ nhánh, phát triển tốt.

Những ngày vừa qua, do mưa nhiều thời tiết diễn biến thất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh gây hại phát triển, trước tình hình này Phòng NN&PTNT, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông huyện đang tích cực phối hợp với các địa phương kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn nông dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, không để phát sinh thành dịch làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng.

Đặc biệt lưu ý trên địa bàn có một số loại sâu, bệnh hại lúa như: ?c bươu vàng, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bạc lá, rầy nâu... ở trà sớm; bệnh đạo ôn cổ bông, bọ xít... ở trà muộn, ốc bươu vàng xuất hiện nhiều gần đây ở các xã Xuân Viên, Xuân An, Ngọc Lập, Mỹ Lương...

Nhiều nơi, bà con nông dân phải cấy dặm, cấy lại những diện tích bị ốc bươu vàng gây hại vừa tăng chi phí sản xuất, vừa ảnh hưởng thời vụ. Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp diệt trừ ốc bươu vàng.

Cùng với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo phương pháp “4 đúng”, bà con tiến hành dọn sạch cỏ dại, khơi rãnh xung quanh ruộng lúa, ao hồ, suối hoặc những nơi chân ruộng trũng, tiến hành cắm cọc tre ven bờ và rải rác khắp ruộng, đầu nguồn nước, dọc theo các rãnh nước để thu hút ốc bươu vàng đến đẻ trứng và nhử ốc để thu bắt, tăng cường khâu chăm sóc, bón phân để thúc đẩy sự đẻ nhánh của cây lúa.

Đến nay, toàn huyện đã cơ bản chăm sóc xong đợt 1 và đang chuẩn bị chăm sóc đợt 2, nhìn chung lúa mùa sinh trưởng và phát triển tốt, trà lúa cấy sớm đang ở giai đoạn đứng cái phân hóa đòng, diện tích lúa đại trà đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ. Điển hình như xã Mỹ Lương gieo cấy 220 ha, vượt 20 ha so với chỉ tiêu kế hoạch giao.

Nhằm đảm bảo đến năng suất của lúa mùa nên ngay từ đầu vụ, xã đã chỉ đạo các thôn và bà con nhân dân chủ động chuẩn bị mọi điều kiện về giống, phân bón và vật tư nông nghiệp để sản xuất đảm bảo khung thời vụ, đồng thời cử cán bộ khuyến nông hướng dẫn bà con cách chăm sóc bảo vệ lúa sau cấy, chủ động các biện pháp tích nước tưới tiêu tại các ao, hồ, khe lạch, khơi thông hệ thống kênh mương nội đồng.

Hiện nay, bà con nông dân đang tập trung tỉa dặm, làm cỏ, bón thúc và theo dõi sự phát triển của lúa; xã phấn đấu năng suất đạt từ  48 đến 50 tạ/ha. Chị Hoàng Thị Mùi (xã Mỹ Luơng) đang chăm sóc lúa mùa cho biết: “Năm nay gia đình tôi cấy 5 sào lúa, hiện nay diện tích lúa của gia đình đang phát triển tốt và trong giai đoạn bén rễ hồi xanh.

Tuy nhiên, đây là giai đoạn rất dễ bị các loại sâu bệnh gây hại, vì vậy, gia đình tôi đang tập trung chăm sóc lúa đúng quy trình kỹ thuật và tăng cường theo dõi sự phát triển của lúa để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng, đảm bảo vụ mùa đạt năng suất cao”.

Trước tình hình sâu bệnh có khả năng gây hại cục bộ một số diện tích lúa cấy sớm, huyện Yên Lập đã yêu cầu các xã, thị trấn, HTXNN tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ: Ðiều tiết nước hợp lý, bón phân cân đối, đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho cây khỏe, tăng cường khả năng chống chịu các đối tượng dịch hại; tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng dịch hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Chủ động nguồn thuốc bảo vệ thực vật phòng khi có dịch xảy ra, khi xuất hiện dịch rầy nâu, rầy lưng trắng bà con nông dân nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của Trạm BVTV và khi sử dụng thuốc cần tuân thủ theo các phương pháp đúng kỹ thuật.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Hươu Sao Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Hươu Sao Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong những năm gần đây một số hộ nông dân trên địa bàn xã Ea Nam (huyện Ea H’leo - Đăk Lăk) đã mạnh dạn thực hiện đưa mô hình nuôi hươu sao và đã có nguồn thu nhập ổn định với hàng chục triệu đồng/năm. Tiêu biểu trong số đó có gia đình anh Đỗ Hữu Sang ở thôn 1.

08/07/2013
9 Tháng Của Năm 2013, Các Doanh Nghiệp Chế Biến Cá Tra Xuất Khẩu Ở An Giang Xuất Khẩu 128 Ngàn Tấn, Kim Ngạch Đạt 311 Triệu USD, 9 Tháng Của Năm 2013, Các Doanh Nghiệp Chế Biến Cá Tra Xuất Khẩu Ở An Giang Xuất Khẩu 128 Ngàn Tấn, Kim Ngạch Đạt 311 Triệu USD,

Ngày 15-8-2013, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định số 27 qui định về cơ chế, chính sách hỗ trợ cây giống, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, với Phương pháp xác định mức độ thiệt hại như sau:

20/10/2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Cá Trê Vàng Lai Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Cá Trê Vàng Lai

Mô hình nuôi cá trê vàng lai phát triển gần 2 năm ở xã Tân Phú, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đã giúp không ít hộ dân thoát nghèo và làm giàu. Mô hình này hiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều hộ dân trong huyện. Toàn xã Tân Phú có 6 hộ nuôi với diện tích gần 10.000m2, tập trung nhiều ở ấp Tân Thuận B và ấp Tân Thuận.

09/07/2013
29 Trại Nuôi Cá Tra Tại Việt Nam Đã Đạt Chứng Nhận ASC 29 Trại Nuôi Cá Tra Tại Việt Nam Đã Đạt Chứng Nhận ASC

Theo Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC), hơn 20 thẩm định viên đã được đào tạo để đánh giá trại nuôi theo tiêu chuẩn ASC dành cho cá tra trong đợt Đào tạo Thẩm định viên Cá tra lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam

22/10/2013
Đột Phá Vào Giống Và Thức Ăn Đột Phá Vào Giống Và Thức Ăn

Trong mấy năm gần đây, nhất là 6 tháng đầu năm nay ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, giá đầu vào liên tục tăng còn đầu ra thì bấp bênh, giá giảm...

09/07/2013