Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập Trung Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Lúa Mùa

Tập Trung Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Lúa Mùa
Publish date: Saturday. August 17th, 2013

Vụ mùa năm nay, huyện Yên Lập gieo cấy hơn 4.200 ha lúa. Đến nay hầu hết diện tích gieo cấy đang đẻ nhánh, phát triển tốt.

Những ngày vừa qua, do mưa nhiều thời tiết diễn biến thất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh gây hại phát triển, trước tình hình này Phòng NN&PTNT, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông huyện đang tích cực phối hợp với các địa phương kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn nông dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, không để phát sinh thành dịch làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng.

Đặc biệt lưu ý trên địa bàn có một số loại sâu, bệnh hại lúa như: ?c bươu vàng, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bạc lá, rầy nâu... ở trà sớm; bệnh đạo ôn cổ bông, bọ xít... ở trà muộn, ốc bươu vàng xuất hiện nhiều gần đây ở các xã Xuân Viên, Xuân An, Ngọc Lập, Mỹ Lương...

Nhiều nơi, bà con nông dân phải cấy dặm, cấy lại những diện tích bị ốc bươu vàng gây hại vừa tăng chi phí sản xuất, vừa ảnh hưởng thời vụ. Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp diệt trừ ốc bươu vàng.

Cùng với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo phương pháp “4 đúng”, bà con tiến hành dọn sạch cỏ dại, khơi rãnh xung quanh ruộng lúa, ao hồ, suối hoặc những nơi chân ruộng trũng, tiến hành cắm cọc tre ven bờ và rải rác khắp ruộng, đầu nguồn nước, dọc theo các rãnh nước để thu hút ốc bươu vàng đến đẻ trứng và nhử ốc để thu bắt, tăng cường khâu chăm sóc, bón phân để thúc đẩy sự đẻ nhánh của cây lúa.

Đến nay, toàn huyện đã cơ bản chăm sóc xong đợt 1 và đang chuẩn bị chăm sóc đợt 2, nhìn chung lúa mùa sinh trưởng và phát triển tốt, trà lúa cấy sớm đang ở giai đoạn đứng cái phân hóa đòng, diện tích lúa đại trà đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ. Điển hình như xã Mỹ Lương gieo cấy 220 ha, vượt 20 ha so với chỉ tiêu kế hoạch giao.

Nhằm đảm bảo đến năng suất của lúa mùa nên ngay từ đầu vụ, xã đã chỉ đạo các thôn và bà con nhân dân chủ động chuẩn bị mọi điều kiện về giống, phân bón và vật tư nông nghiệp để sản xuất đảm bảo khung thời vụ, đồng thời cử cán bộ khuyến nông hướng dẫn bà con cách chăm sóc bảo vệ lúa sau cấy, chủ động các biện pháp tích nước tưới tiêu tại các ao, hồ, khe lạch, khơi thông hệ thống kênh mương nội đồng.

Hiện nay, bà con nông dân đang tập trung tỉa dặm, làm cỏ, bón thúc và theo dõi sự phát triển của lúa; xã phấn đấu năng suất đạt từ  48 đến 50 tạ/ha. Chị Hoàng Thị Mùi (xã Mỹ Luơng) đang chăm sóc lúa mùa cho biết: “Năm nay gia đình tôi cấy 5 sào lúa, hiện nay diện tích lúa của gia đình đang phát triển tốt và trong giai đoạn bén rễ hồi xanh.

Tuy nhiên, đây là giai đoạn rất dễ bị các loại sâu bệnh gây hại, vì vậy, gia đình tôi đang tập trung chăm sóc lúa đúng quy trình kỹ thuật và tăng cường theo dõi sự phát triển của lúa để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng, đảm bảo vụ mùa đạt năng suất cao”.

Trước tình hình sâu bệnh có khả năng gây hại cục bộ một số diện tích lúa cấy sớm, huyện Yên Lập đã yêu cầu các xã, thị trấn, HTXNN tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ: Ðiều tiết nước hợp lý, bón phân cân đối, đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho cây khỏe, tăng cường khả năng chống chịu các đối tượng dịch hại; tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng dịch hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Chủ động nguồn thuốc bảo vệ thực vật phòng khi có dịch xảy ra, khi xuất hiện dịch rầy nâu, rầy lưng trắng bà con nông dân nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của Trạm BVTV và khi sử dụng thuốc cần tuân thủ theo các phương pháp đúng kỹ thuật.


Related news

Nuôi Tôm Tích Làm Chơi Ăn Thiệt Nuôi Tôm Tích Làm Chơi Ăn Thiệt

Tôm tích là loài thủy sản nước mặn đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau), thế nhưng mô hình nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín, ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới là người tiên phong nuôi thử nghiệm đem lại hiệu quả cao mô hình kinh tế này.

Wednesday. October 1st, 2014
Phú Yên Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ Phú Yên Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ phát triển đã làm suy giảm mạnh nguồn lợi, hiệu quả khai thác. Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được kỳ vọng góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Wednesday. October 1st, 2014
Thêm Hướng Đi Mới Cho Thủy Sản An Giang Thêm Hướng Đi Mới Cho Thủy Sản An Giang

Đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm tăng thêm giá trị kinh tế cho nông hộ và ngành Thủy sản là một hướng đi đúng, nhưng xét trên phương diện nuôi để xuất khẩu, trong thời gian dài, An Giang chỉ “độc nhất” có con cá tra, trong khi các loại thủy sản khác có tiềm năng rất lớn.

Wednesday. October 1st, 2014
Nuôi Nghêu Ở Xã Phú Hải (Hải Hà) Niềm Vui Được Mùa Chưa Trọn Vẹn Nuôi Nghêu Ở Xã Phú Hải (Hải Hà) Niềm Vui Được Mùa Chưa Trọn Vẹn

Từ năm 2000 đến nay, nuôi nghêu thương phẩm đã giúp người dân Phú Hải có thu nhập ổn định, đời sống ngày một khấm khá. Tuy nhiên, người nuôi nghêu ở đây vẫn còn không ít nỗi băn khoăn, lo lắng…

Wednesday. October 1st, 2014
Chứng Nhận Nhóm Hướng Đi Mới Cho Hộ Nuôi Nhỏ Lẻ Chứng Nhận Nhóm Hướng Đi Mới Cho Hộ Nuôi Nhỏ Lẻ

Chứng nhận nhóm mở ra hướng đi mới cho các hộ nuôi thủy sản nhỏ đạt được các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế. Tuy nhiên, để áp dụng và mở rộng mô hình đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều công việc và vượt qua không ít thách thức.

Wednesday. October 1st, 2014