Nuôi cá tra áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng
Thế nhưng hiện nay việc hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
Về mặt kỹ thuật, xin khuyến cáo đến người nuôi cần thiết phải áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” như đối với cây lúa cho quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.
Nuôi cá tra có nhiều điểm khác biệt so với trồng lúa, do vậy xin nêu kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” trong nuôi thâm canh cá tra như sau:
Thực hiện 3 giảm khi nuôi cá tra:
Giảm mật độ thả nuôi (thả khoảng 20 - 25 con/m2 ao).
Giảm sử dụng thuốc kháng sinh (chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết).
Giảm xả chất thải ao nuôi trực tiếp ra sông rạch bằng cách sử dụng thức ăn hợp lý, tránh để thức ăn dư thừa và có ao xử lý chất thải.
Khi thực hiện giảm triệt để 3 khâu trên, người nuôi sẽ thu được 3 lợi ích tăng thêm, đó là:
Tăng mức độ trắng của thịt cá. Nhờ mật độ thả nuôi phù hợp với tập tính sống nên cá ăn mồi tốt hơn, lớn nhanh hơn, tăng sức đề kháng với bệnh tật, do đó chất lượng thịt cá tốt hơn.
Tăng uy tín chất lượng sản phẩm do ít sử dụng thuốc kháng sinh, môi trường nước cũng như cơ thể cá không có nhiều cơ hội sinh sản ra vi khuẩn kháng thuốc, do đó người nuôi không cần tăng liều sử dụng cũng như thay đổi loại kháng sinh khác mạnh hơn.
Chính vì thế mức độ lưu tồn thuốc kháng sinh trong thịt cá sẽ giảm nhiều, cá nguyên liệu sẽ đạt được độ an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tăng lợi nhuận. Nhờ chất lượng nước ao nuôi trong sạch nên thịt cá trắng đẹp, bán được giá cao hơn; đồng thời với tăng lợi nhuận từ việc giảm được nhiều khoản chi phí như mua cá giống, mua thuốc phòng trị bệnh và đặc biệt là thức ăn.
Trước việc chi phí sản xuất ngày càng cao nhưng giá cả đầu ra không ổn định như hiện nay, người nuôi cá tra nên áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” như nêu trên để góp phần tăng thu nhập và ổn định sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, đến thời điểm này, hầu hết nông dân được hỏi đều rất mù mờ với thông tin về TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương). Và theo đó, áp lực hội nhập với họ rất gay gắt.
Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, những năm qua, huyện đẩy mạnh việc tổ chức lại sản xuất, đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung gồm 250ha bưởi sạch ở Phú Cường, Phù Lỗ, Phú Minh (cây đang trong thời kỳ thu hoạch đạt giá trị 350 - 400 triệu đồng/ha); 30ha rau hữu cơ ở Thanh Xuân (trên 1,2 tỷ đồng/ha).
Giúp nông dân các tỉnh ĐBSCL nắm bắt chủ trương, chính sách khuyến nông, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là các kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến... là mục đích của Hội thi “Kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến vùng ĐBSCL năm 2015” tại Hậu Giang.
Trao đổi về việc phát triển nông nghiệp hiện nay, ông Trịnh Thế Khiết - Chủ tịch Hội Nông dân TP.Hà Nội nhận định, ở Hà Nội hiện nay đang hình thành nhiều mô hình nông nghiệp lớn, nhất là các trang trại như những “đầu tàu” để kéo nông nghiệp Hà Nội phát triển đi lên.
Ngày 10.11, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014.