Tập huấn mô hình trồng nấm bào ngư, nấm linh chi
Ngày 26/8, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học- Công nghệ) phối hợp Phòng Kinh tế và hạ tầng Vũng Liêm tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng nấm bào ngư và nấm linh chi cho hơn 30 nông dân huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Mô hình trồng nấm bào ngư, nấm linh chi đem lại thu nhập khá cho nông dân.
Qua buổi tập huấn nông dân được các kỹ sư hướng dẫn các quy trình nuôi trồng nấm bào ngư và trồng nấm linh chi trên mạt cưa như: chọn và xử lý nguyên liệu, hấp khử trùng nguyên liệu; cách làm nhà trại nuôi trồng, kệ để phôi nấm, khử trùng trại nuôi, chăm sóc, tưới nước, thu hoạch…
Anh Nguyễn Thanh Vũ- Phó Phòng tư vấn dịch vụ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ cho biết: Hiện phôi nấm bào ngư có giá 5.500đ/túi, nấm linh chi 6.500đ/túi. Mỗi túi phôi nấm bào ngư thu hoạch từ 7 - 10 lần, cho từ 300 - 500g nấm, giá bán thị trường từ 30.000 - 50.000đ/kg, sau khi trừ chi phí nông dân còn lời khoảng 5.000 - 10.000đ/túi.
Hiện nay, nấm bào ngư và nấm linh chi ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.
Có thể bạn quan tâm
Vì thế, Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận cho ra đời giống lúa Ma Lâm 202 mang đầy đủ các tiêu chí trên và trồng 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Đây là giống lúa làm thỏa lòng bà con nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, và gần đây không ngừng nhân rộng tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.
Đó là nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN) tại hội nghị ký kết và triển khai chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) vào ngày 12-11, tại TP.HCM. Chương trình nhằm thúc đẩy, xây dựng liên kết giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo thông báo, Công ty mía đường Trà Vinh sẽ mua mía nguyên liệu trồng tại Trà Vinh với giá 875.000 đồng/tấn mía sạch, đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.
Như vậy, tổng lượng thủy sản cao cấp Cần Thơ đã xuất khẩu sang các thị trường nói trên từ đầu năm đến nay được 55.000 tấn, chiếm 35% tổng sản lượng đã xuất, nhiều gần gấp đôi so với năm ngoái, góp phần nâng tổng kim ngạch thủy sản đạt gần 500 triệu USD, chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Cần Thơ.