Tập huấn mô hình trồng nấm bào ngư, nấm linh chi

Ngày 26/8, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học- Công nghệ) phối hợp Phòng Kinh tế và hạ tầng Vũng Liêm tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng nấm bào ngư và nấm linh chi cho hơn 30 nông dân huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Mô hình trồng nấm bào ngư, nấm linh chi đem lại thu nhập khá cho nông dân.
Qua buổi tập huấn nông dân được các kỹ sư hướng dẫn các quy trình nuôi trồng nấm bào ngư và trồng nấm linh chi trên mạt cưa như: chọn và xử lý nguyên liệu, hấp khử trùng nguyên liệu; cách làm nhà trại nuôi trồng, kệ để phôi nấm, khử trùng trại nuôi, chăm sóc, tưới nước, thu hoạch…
Anh Nguyễn Thanh Vũ- Phó Phòng tư vấn dịch vụ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ cho biết: Hiện phôi nấm bào ngư có giá 5.500đ/túi, nấm linh chi 6.500đ/túi. Mỗi túi phôi nấm bào ngư thu hoạch từ 7 - 10 lần, cho từ 300 - 500g nấm, giá bán thị trường từ 30.000 - 50.000đ/kg, sau khi trừ chi phí nông dân còn lời khoảng 5.000 - 10.000đ/túi.
Hiện nay, nấm bào ngư và nấm linh chi ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.
Related news

Hơn nửa tháng nay, tình trạng cá bị bệnh và chết ở xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) khiến hàng trăm hộ nuôi đứng ngồi không yên. Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã cử cán bộ trực tiếp đến địa phương hướng dẫn bà con về cách phòng, chống bệnh cho cá và xử lý môi trường nước ở vùng nuôi...

Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2-4 và vụ thu tháng 8-9. Vụ xuân chiết trước khi cây nhú lộc xuân. Nếu các loại cây rụng lá vào mùa đông, cần chiết sau khi lộc xuân đã trở thành lá bánh tẻ thì tỷ lệ cây sẽ ra rễ nhiều hơn

Tin từ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Đắk Nông ngày 28.5, đơn vị này đã phát hiện và thu giữ một lượng lớn chất cấm trong chăn nuôi được bán tại hai cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn gia súc của bà Vũ Thị Miên (xã Đắk Sin) và cửa hàng Anh Khoa (thị trấn Kiến Đức, cùng H.Đắk R’lấp).

Trở lại vùng nuôi tôm ở Ninh Thuận dọc tuyến đường ven biển từ An Hải (Ninh Phước) đến Phước Dinh (Thuận Nam), chúng tôi cảm nhận được không khí trầm lặng khi nhìn thấy khá nhiều ao đìa bỏ không. Trong những tháng qua, do xuất hiện bệnh lạ làm tôm nuôi chết hàng loạt đã khiến các hộ nuôi chần chừ chưa dám thả giống dù đã vào chính vụ. Một số hộ chọn giải pháp an toàn là ngưng sản xuất để xem thử tình hình.

Theo đó, Sở NN–PTNT Dak Lak được hỗ trợ 75.400 cây, Lâm Đồng: 70.000 cây, Dak Nông: 50.000 cây, Gia Lai: 50.000 cây, Kon Tum: 10.000 cây, Công ty TNHH một thành viên cà phê Thắng Lợi (Dak Lak): 20.600 cây, Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu cà phê 2/9 (Dak Lak): 20.000 cây. Số lượng cây giống này gồm 3 loại: cà phê mít ghép, cà phê vối ghép và cà phê thực sinh do Công ty TNHH tư vấn đầu tư phát triển nông - lâm nghiệp Eakmat cung cấp vào tháng 7/2012. Tiến sĩ Trần Vinh, Phó viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết: số cà phê giống này phục vụ cho việc tái canh những diện tích cà phê già cỗi, kém chất lượng. Viện cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân trong việc triển khai việc tái canh đạt hiệu quả.