Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn An Toàn Sinh Học Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số
Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi gà thả vườn an toàn sinh học cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn TX.Tân Uyên.
Tại buổi tập huấn, học viên được phổ biến những kiến thức về quy trình kỹ thuật, phương án nâng cao chất lượng gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học; các bước chuẩn bị điều kiện nuôi, chuồng trại, chọn giống, cách chăm sóc nuôi dưỡng, chọn thức ăn, vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở gà…
Ngoài ra, học viên cũng được giới thiệu một số giống gà thích hợp cho chăn thả bán công nghiệp; cách chuẩn bị chuồng trại, khu vực chăn thả; kỹ thuật chăm sóc và phòng trị bệnh cho từng giống gà; những tiêu chí cần đạt được để cho sản phẩm gà an toàn.
Qua buổi tập huấn, đã mang lại ý nghĩa thiết thực cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã. Với những kiến thức này, người chăn nuôi sẽ tự tin để áp dụng tốt vào chăn nuôi gà trong thời gian tới, góp phần nâng cao năng suất và đồng thời tạo ra sản phẩm có độ an toàn cao phục vụ cho người tiêu dùng với giá cả hợp lý.
Có thể bạn quan tâm
Chuyện củ khoai lang mà người dân trồng tại các Sau một thời gian tồn tại ở mức bán lãi cao, hiện đang bị thương lái ép giá thu mua với giá rẻ hơn nhiều. Nhưng, người nông dân tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn tiếp tục trông khoai vì tính ra vẫn có lãi.
Gia đình anh Bùi Văn Mỹ, ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ huyện Tam Nông trước đây có 8 công đất ruộng chủ yếu trồng lúa, thu nhập chỉ đủ ăn. Trong hoàn cảnh đó anh nhận thấy, muốn kinh tế phát triển cần có một mô hình mới để chuyển đổi nghề.
Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đã thả nuôi được 28.202 ha cua biển. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Minh với 21.845 ha, An Biên 5.592 ha, còn lại nuôi rải rác ở Hà Tiên, Kiên Lương… Phần lớn cua được nuôi xen canh với tôm theo hình thức quảng canh trên nền đất lúa (mô hình tôm - lúa).
Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.