Thu hơn nửa tỷ đồng mỗi năm từ quýt ngọt

Chuyên canh giống quýt quý này, gia đình bà mỗi năm có doanh thu 600-700 triệu đồng.
Hơn 10 năm trước, bà Vì và gia đình mạnh dạn chuyển đổi hơn 3ha đất sản xuất cây ngắn ngày sang trồng quýt ngọt.
Giống quýt bà lựa chọn là giống ghép cành nên sinh trưởng nhanh, sớm cho quả, quả to và màu sắc tươi sáng. Nhờ được chăm sóc tốt, năng suất vườn quýt của bà Vì thường dẫn đầu trong thôn Nà Chạp, sản lượng quýt lên tới trên 130 tấn/năm.
Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn quýt của nhà bà Nông Thị Vì luôn cho quả sai, trái to, mã đẹp, được thị trường ưa chuộng.
Bà Vì kể: “Do áp dụng đúng kỹ thuật, nên quýt nhà tôi đều quả, màu sắc đẹp; đảm bảo sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên bạn hàng rất chuộng...”. Bà Nông Thị Vì sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm thâm canh quýt ngọt với những hộ trong thôn.
Theo bà Vì, giống cây có múi như cam, quýt hay có loại sâu đục thân nên người làm vườn phải chịu khó quan sát, thấy thân cây có hiện tượng bị sâu đục, mùn rơi là phải tìm cách diệt sâu ngay. Cách diệt sâu đục thân tốt nhất là tự tay khoan bắt sâu ngay khi nó vừa khoan lỗ trên thân cây.
Bà Vì tâm sự: “Khi chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kỹ thuật trồng quýt, tôi không sợ ai đó lấy mất nghề mà chỉ mong cả thôn, cả xã này cùng làm vườn hiệu quả, cùng xây dựng một thương hiệu quýt ngọt Quang Thuận nổi tiếng và giữ gìn được uy tín.
Được như vậy là cả thôn, cả xã đã chung tay xóa nghèo, làm giàu. Ở xã này bây giờ nhà nào cũng trồng cam quýt, vì thế hướng dẫn người khác tiến bộ cũng là làm lợi cho chính mình”.
Với tay nghề vững, vài ba năm nay, nhiều hộ dân xã Quang Thuận đã thuê, mua đất đầu tư trồng quýt sang các xã khác như Dương Phong, Huổi Có, có hộ trồng tới 10ha cam, quýt. Như nhiều hộ khác ở Quang Thuận, bà Vì mong cây quýt sẽ là cây mũi nhọn, đem lại đời sống khấm khá cho nhiều hộ dân tộc Dao, Tày ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Hai tháng nay, trên địa bàn huyện vùng cao Hướng Hóa (Quảng Trị), nắng nóng đã làm đời sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất hết sức trầm trọng. Hơn nữa, nắng nóng còn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến giá chuối xuống thấp nhất lâu nay.

Thời gian qua lượng da cá sấu và cá sấu con sống xuất khẩu đang có dấu hiệu đi xuống. Sau một thời gian chống chọi tìm đầu ra cho sản phẩm, một số doanh nghiệp chăn nuôi cá sấu ở TP.HCM đã phải chuyển hướng kinh doanh.

Theo kế hoạch, năm 2015, toàn tỉnh sẽ gieo cấy 32.600ha lúa mùa. Tuy nhiên, tiến độ làm đất sản xuất vụ mùa hiện nay khá chậm, đặc biệt là đối với những diện tích tiếp tục sản xuất vụ đông.

Đến thời điểm này, về cơ bản huyện Thanh Sơn đã thu hoạch xong vụ chiêm xuân và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vụ chiêm xuân năng suất lúa của huyện đạt bình quân khoảng 58 tạ/ha, xấp xỉ năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Vụ mùa năm nay, huyện Thanh Sơn có kế hoạch gieo cấy 3.470ha lúa, trong đó có 1.600ha lúa lai. Vụ mùa được tập trung chủ yếu vào 2 trà chính là trà sớm (48% diện tích) và mùa trung (50% diện tích).

Thời gian gần đây, dịch lở mồm long móng (LMLM) tái bùng phát tại một số nơi trên địa bàn tỉnh khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan, ngành chuyên môn cùng chính quyền các địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đối phó.