Bắc Trung Bộ tiếp tục mưa lớn, nguy cơ ngập úng vùng thấp trũng

Đáng lo ngại nhất là tỉnh Thanh Hóa, khi có tới 90.300 ha lúa đang trong giai đoạn thu hoạch có thể bị ngập úng. Mưa lớn dồn dập còn khiến lúa bị táp và đổ ngã. Lúa bị ướt sẽ nhanh nảy mầm, làm giảm năng suất và chất lượng.
Bà con nên khơi thông dòng chảy, mương rãnh để chống ngập úng, tháo nước trong ruộng lúa càng nhanh càng tốt. Khẩn trương thu hoạch với phương châm "Xanh nhà hơn già đồng".
Với những diện tích lúa đã bị đổ ngã, bà con nên lấy lá lúa buộc, dựng từ 5-6 khóm lúa với nhau, không để lúa đổ gục, ngập úng và bị ngâm nước.
Buộc lúa bị ngập úng.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Tiền Giang có 3 huyện bị ảnh hưởng bởi lũ, gồm: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, hiện nước lũ vùng đang rút, nhưng với cường suất thấp. Mực nước lũ năm nay đủ để tháo chua, rửa phèn, ít gây thiệt hại mùa màng, nhưng nguồn cá, tôm giảm đáng kể, khiến việc mưu sinh mùa nước nổi của cư dân vùng lũ cũng vất vả hơn.

Thất bại vụ sò huyết năm 2011-2012, hầu hết bà con nuôi sò trong toàn tỉnh Bến Tre đã nói không với loại hải sản này. Dù rằng con sò trước kia đã từng góp phần xóa đói, giảm nghèo cho rất nhiều nông dân!

Thời gian gần đây, nhiều nông dân ở xã Mỹ Trung (Tiền Giang) chọn mô hình nuôi ếch Thái để tăng thu nhập cho gia đình. Mô hình này khá phù hợp với những nông dân ít đất sản xuất, thời gian nuôi ngắn nên đồng vốn xoay vòng nhanh, hiệu quả kinh tế khá cao và có thể kết hợp thả cá trong ao.

Chỉ còn ba tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Thời điểm hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh Bình Định đang tích cực tái đàn, chăm sóc gia súc, gia cầm (GSGC) phục vụ thị trường Tết. Ðiều đáng mừng với người chăn nuôi là sau thời gian dài giảm giá, hiện giá sản phẩm GSGC đang tăng mạnh trở lại.

Ở nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên, nuôi dông trên vùng đất cát bước đầu đã cho thấy những hiệu quả nhất định. Mô hình này tiếp tục được kỹ sư Đặng Thanh Thiện, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Tuy An nhân rộng, góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân nơi đây.