Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Ngày 16/4/2013, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến Ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Hội nông dân xã Tóc Tiên tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp” cho hơn 40 nông ngư dân xã Tóc Tiên và xã Hắc Dịch của huyện Tân Thành.
Tham dự lớp tập huấn, các nông, ngư dân đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm hướng dẫn về cách xây dựng, cải tạo ao nuôi ba ba; cách chọn ba ba giống, cách phòng trị bệnh và đặc biệt là cách cho ba ba quen với thức ăn công nghiệp. Trong buổi tập huấn bà con nông, ngư dân còn được chia sẽ kinh nghiệm từ các hộ ngư dân đã nuôi ba ba mang lại hiệu quả cao đến từ các địa phương khác.
Bà Đào Thị Thanh, Phó phòng Kỹ thuật Thủy sản thuộc Trung Tâm KN-KN cho biết: Chúng tôi mở lớp tập huấn này với mục đích là hướng dẫn cho nông, ngư dân hình thức nuôi mới là dùng thức ăn công nghiệp vì hiện nay hầu hết nuôi ba ba là sử dụng thức ăn tươi. Nuôi ba ba bằng thức ăn tươi không chủ động, tốn nhiều công sức tìm kiếm, chế biến nguyên liệu và nhanh ô nhiễm môi trường ao nuôi. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ giúp người nuôi chủ động về thức ăn, môi trường cũng ít bị ô nhiễm hơn.
Khó khăn nhất của nuôi ba ba dùng thức ăn công nghiệp là giai đoạn đầu tập cho đối tượng làm quen với thức ăn. Hình thức nuôi này cũng cần phải làm tốt các khâu như: Thay nước ao kịp thời khi thấy bẩn, bảo đảm sự yên tĩnh cho ba ba, nuôi được một thời gian nên phân loại nuôi riêng để hạn chế ba ba sát hại lẫn nhau, giống chọn phải đồng đều, không bị xây xát, dị tật; Thả nuôi đúng mật độ, thực hiện tốt việc phòng bệnh, cho ăn đủ lượng và chất, định kỳ bổ sung thêm vitamin, chất khoáng để tăng sức đề kháng cho ba ba nuôi, đồng thời thường xuyên theo dõi và kiểm tra chặt chẽ các yếu tố môi trường, kịp thời xử lý khi ba ba xuất hiện triệu chứng bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Sau 2 năm liên tục nghêu bị thiệt hại nặng nề, năm nay, nghêu nuôi phát triển ổn định, không có hiện tượng chết bất thường và giá nghêu đang tăng cao. Do đó, diện tích nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang dần phục hồi, hứa hẹn thắng lớn.

Đến thời điểm này, sau nhiều tháng bán sản phẩm dưới giá thành, người chăn nuôi bắt đầu kiệt quệ, bỏ nghề. Dễ dàng nhận thấy việc giảm, bỏ đàn qua thị trường con giống đang rất ảm đạm. Con giống gia cầm, giống heo dù rẻ vẫn không ai mua. Chắc chắn trong một vài tháng tới nguồn cung sẽ thiếu hụt.

Nghề nuôi ốc sên đang là một trong những ngành nông nghiệp phát triển tại Bulgaria khi nhu cầu từ Pháp và Ý đối với món ăn cao cấp nhưng lạ miệng này tăng cao. Trước đây, nghề nuôi ốc sên vốn rất phát triển tại Tây Âu, nhưng từ năm 2006 ngành kinh doanh ốc sên bắt đầu chuyển hướng sang Đông Âu, và tạo cơ hội thuận lợi cho Bulgaria phát triển.

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an tiếp tục gửi mẫu sản phẩm Gold Protein đã thu giữ của Công ty TNHH sản xuất Nam Hoa và Công ty TNHH Hồng Triển (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM) đi kiểm nghiệm tại phòng phân tích thức ăn chăn nuôi thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.

Sau 4 năm thực hiện dự án “Phát triển vùng nguyên liệu sản xuất chè Ô Long” của Bộ Khoa học công nghệ, đến nay thị xã Phú Thọ (Phú Thọ) đã trồng được 50 ha chè, hoàn thành kế hoạch đề ra.