Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Ở Bà Rịa-Vũng Tàu
Publish date: Saturday. April 20th, 2013

Ngày 16/4/2013, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến Ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Hội nông dân xã Tóc Tiên tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp” cho hơn 40 nông ngư dân xã Tóc Tiên và xã Hắc Dịch của huyện Tân Thành.

Tham dự lớp tập huấn, các nông, ngư dân đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm hướng dẫn về cách xây dựng, cải tạo ao nuôi ba ba; cách chọn ba ba giống, cách phòng trị bệnh và đặc biệt là cách cho ba ba quen với thức ăn công nghiệp. Trong buổi tập huấn bà con nông, ngư dân còn được chia sẽ kinh nghiệm từ các hộ ngư dân đã nuôi ba ba mang lại hiệu quả cao đến từ các địa phương khác.

Bà Đào Thị Thanh, Phó phòng Kỹ thuật Thủy sản thuộc Trung Tâm KN-KN cho biết: Chúng tôi mở lớp tập huấn này với mục đích là hướng dẫn cho nông, ngư dân hình thức nuôi mới là dùng thức ăn công nghiệp vì hiện nay hầu hết nuôi ba ba là sử dụng thức ăn tươi. Nuôi ba ba bằng thức ăn tươi không chủ động, tốn nhiều công sức tìm kiếm, chế biến nguyên liệu và nhanh ô nhiễm môi trường ao nuôi. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ giúp người nuôi chủ động về thức ăn, môi trường cũng ít bị ô nhiễm hơn.

Khó khăn nhất của nuôi ba ba dùng thức ăn công nghiệp là giai đoạn đầu tập cho đối tượng làm quen với thức ăn. Hình thức nuôi này cũng cần phải làm tốt các khâu như: Thay nước ao kịp thời khi thấy bẩn, bảo đảm sự yên tĩnh cho ba ba, nuôi được một thời gian nên phân loại nuôi riêng để hạn chế ba ba sát hại lẫn nhau, giống chọn phải đồng đều, không bị xây xát, dị tật; Thả nuôi đúng mật độ, thực hiện tốt việc phòng bệnh, cho ăn đủ lượng và chất, định kỳ bổ sung thêm vitamin, chất khoáng để tăng sức đề kháng cho ba ba nuôi, đồng thời thường xuyên theo dõi và kiểm tra chặt chẽ các yếu tố môi trường, kịp thời xử lý khi ba ba xuất hiện triệu chứng bệnh.


Related news

Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng mỗi tháng Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng mỗi tháng

Nhờ nuôi 1.000 cặp bồ câu Pháp giống, mỗi tháng gia đình ông Hứa Công Lương (55 tuổi, ở thôn An Ngãi Đông, xã Hoà Sơn, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã ăn nên, làm ra, tạo được cuộc sống khấm khá.

Tuesday. September 27th, 2016
Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh

Mải miết những ý tưởng mới trong sản xuất kinh doanh chè, anh Trịnh Xuân Thanh, chủ cơ sở sản xuất thương mại Duy Phát, thôn 12, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) luôn đau đáu với mô hình sản xuất chè an toàn bằng phương pháp hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hóa học…

Tuesday. September 27th, 2016
Tiền Giang Thành công từ mô hình nuôi lươn Tiền Giang Thành công từ mô hình nuôi lươn

Bà con nông dân ở ấp Phú Thuận, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn trái kết hợp chăn nuôi, việc nuôi lươn còn rất mới mẻ, ít được bà con quan tâm. Với quyết tâm học hỏi và sự chí thú làm ăn tìm cách vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Văn Bộ mạnh dạn nuôi lươn thương phẩm từ con giống đẻ tự và đã đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.

Tuesday. September 27th, 2016
Nuôi gà Ai Cập hướng trứng lãi 350 đến 400 triệu đồng mỗi năm Nuôi gà Ai Cập hướng trứng lãi 350 đến 400 triệu đồng mỗi năm

Gia đình bà Nguyễn Thị Bình ở thôn Gia Phong, xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) là một trong vài hộ đầu tiên tại huyện Vĩnh Bảo nuôi gà Ai Cập đẻ trứng.

Wednesday. September 28th, 2016
Click chuột để nuôi lợn điều hòa Click chuột để nuôi lợn điều hòa

Thăm trang trại nuôi lợn của chị Trịnh Thị Mý, xã Phù Lương, huyện Quế Võ (Bắc Ninh), chúng tôi tin ngay lời giới thiệu của Hội nông dân tỉnh về mô hình “nuôi lợn công nghệ cao, lợn nằm điều hòa”.

Wednesday. September 28th, 2016