Nuôi Lươn Trong Bể Xi-Măng Mô Hình Mới Đầy Triển Vọng

Mấy tháng gần đây, một số nông dân xã Lý Văn Lâm và xã Tân Thành, TP Cà Mau tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật đầu tư thực hiện mô hình nuôi lươn trong bể xi-măng không có bùn đất. Đây là mô hình mới đầy triển vọng, giúp nông dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Ông Nguyễn Văn Hoàng, ngụ tại ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi lươn trong bể xi-măng. Để thực hiện mô hình này, ông đã đến tận huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh mua giống về nuôi. Bước đầu ông nuôi thử nghiệm chỉ có hai bể xi-măng, diện tích khoảng 12 m2, thả 100 kg lươn giống (mỗi kí-lô-gam khoảng 20 con).
Hiện lươn đang phát triển tốt, sau gần 3 tháng trọng lượng đạt 3-8 con/kg, khoảng nửa tháng nữa ông sẽ xuất bán.
Ông Hoàng cho biết: “Quan trọng nhất là phải xử lý đúng độ pH, trong quá trình nuôi mỗi ngày thay nước và cho ăn hai lần. Nước bơm vào không được nóng quá".
Theo ông Hoàng, thức ăn của lươn là các loài cá tạp rất dễ tìm như cá phi, cá biển mua ở chợ về xay nhuyễn. Bể nuôi lươn có diện tích tốt nhất từ 6-10 m2, thành tường xi-măng cao khoảng 0,8 m, nền lát gạch tàu, có cống thoát nước thuận tiện.
Giữa bể lót 3 lớp sàn tre, mỗi lớp được kê cách nhau bởi một cục gạch ống, tạo khoảng cách cho lươn trú ngụ. Nước trong bể cao khoảng 0,3 m là tốt nhất. Được biết, mô hình được nông dân các tỉnh bạn thực hiện rất thành công.
Ông Phan Tấn Lực, Chủ tịch Hội Nông dân TP Cà Mau, cho biết: “Đây là mô hình triển vọng. Nếu có hiệu quả, Hội Nông dân thành phố sẽ tuyên truyền, vận động hội viên và nông dân nhân rộng để phát triển kinh tế gia đình”.
Hiện nay, trên địa bàn TP Cà Mau có 4 hộ nuôi lươn trong bể xi-măng không có bùn. Hầu hết đều trong giai đoạn thử nghiệm với diện tích không lớn, mỗi hộ một vài bể, đến thời điểm này lươn nuôi đều phát triển tốt.
Đây là mô hình dễ thực hiện, chỉ cần một diện tích đất nhỏ, vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, thu hoạch nhanh, giá trị kinh tế cao. Từ những lợi ích đó, bà con nông dân cần nghiên cứu và thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Quốc Kiệt, Giám đốc HTX Chăn nuôi - Thủy sản Gò Công cho biết: trung bình mỗi ngày HTX cung ứng từ 700 - 1.000 con gà ta Gò Công thịt, với giá ổn định từ năm 2012 đến nay là 65.000 đồng/kg gà trống và 75.000 đồng/kg gà mái.

Đi tìm hiểu mới vỡ lẽ, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi buộc phải đưa chất cấm vào sản phẩm của mình để “giữ chân” các chủ trại và hàng ngàn đại lý trung gian khắp cả nước, nhằm có được doanh số cao…

Nhờ liên kết, các trại gà công nghiệp tại xã Diên Lộc (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) đang phát huy hiệu quả.

Hiện chăn nuôi bò sữa (CNBS) ở Hà Nội đang phát triển mạnh về số lượng, nhiều trang trại bắt đầu mở rộng quy mô chăn nuôi, đưa khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất.

Trong khi ở các địa phương khác mới trồng cây vụ đông thì tại xã Nam Điền (Nghĩa Hưng, Nam Định), cà chua, bắp cải, bí xanh… đã bắt đầu cho thu hoạch.