Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chọn Giống Lúa Chịu Mặn

Chọn Giống Lúa Chịu Mặn
Ngày đăng: 08/12/2013

Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng phối hợp Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu & phát triển ĐBSCL (Trường ĐH Cần Thơ)… SX thử nghiệm một số giống lúa mới trên vùng đất nhiễm mặn, bước đầu đạt kết quả khả quan.

Tỉnh Sóc trăng có địa hình tương đối thấp, bằng phẳng cùng hệ thống sông, rạch, kênh mương thủy lợi và chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều từ đông. Vào mùa khô hàng năm, mặn xâm nhập gây ảnh hưởng đến một số vùng SX, nhất là vùng trồng lúa. Vì thế tỉnh chú trọng công tác tìm giống lúa chịu mặn đáp ứng nhu cầu SX...

Từ tháng 6/2012 đến tháng 4/2013, Trại Giống cây trồng Long Phú (Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng) thực hiện đề tài thí nghiệm các giống lúa trong điều kiện thực tế ngoài đồng, trên vùng đất nhiễm mặn tại ấp Sóc Lèo, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề; ấp Lương Văn Hoàng, xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên và ấp Nguyễn Tăng, Xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung.

Mục tiêu nghiên cứu chọn được 1 - 3 giống chịu mặn và cho năng suất cao hơn giống OM576 (Hàm Trâu) từ 10% trở lên để nâng cao hiệu quả SX trên vùng đất mặn, giúp nông dân giảm rủi ro. Quy mô thực hiện 8 bộ giống tổng cộng 113 giống lúa, diện tích mỗi điểm thí nghiệm là 3.500 m2. Riêng điểm Mỹ Xuyên 110 giống.

Các giống mới được hình thành từ các dòng/giống lúa tuyển chọn từ Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu & phát triển ĐBSCL, Trường ĐH Nông lâm, gồm bộ giống A0, A1, bộ chịu mặn, bộ giống phẩm chất; các dòng Green - Super rice; sử dụng lại một số giống cao sản đã trồng phổ biến cho dễ đánh giá và dùng giống đối chứng là OM576.

OM576 là giống lúa có TGST khoảng 105 ngày, cao khoảng 85 - 95 cm, chịu mặn khá, phù hợp cho vùng nhiễm phèn và mặn ở Sóc Trăng, năng suất cao và ổn định, được nông dân sử dụng nhiều năm qua.

Qua kết quả thí nghiệm, nhóm cán bộ nghiên cứu thực hiện đề tài đề nghị chọn các giống OM9581, OM108-200, SH2-2 (OM105) để SX trong vùng nhiễm mặn (≤ 0.3%);

SX thử trong vùng mặn để đánh giá thêm tính thích nghi của các giống cao sản OM7222GT, OM8931, OM9581-3, OM8017, HHZ5 - Y7 - Y3, HHZ - Y7 - Y1, HHZ - Y7 - Y1, HHZ12 - DT - 11 - DT2, HHZ5 - SAL1 - SAL2 và các giống lúa thơm nhẹ OM9915, OM9921, OM9916, OM9918.

Tiếp tục khảo nghiệm thường xuyên các bộ giống mới tại các vùng trồng lúa bị nhiễm mặn để có cơ sở bổ sung, đổi mới những giống lúa chống chịu mặn tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Theo Trung tâm GCT Sóc Trăng, kết quả điều tra từ trước năm 2009 Sóc Trăng chưa có nhiều công trình nghiên cứu giống lúa chịu mặn. Tuy nhiên, một số giống đang trồng được xem là chịu mặn như Tép hành đột biến, OM723-11, OM576, OM 2717, OM2517, OM 1490, MTL547, IR59656, Khao Dawk Mali, IR42 rằn và lúa thơm ST5, ST10.

Từ năm 2009 đến nay, Trung tâm đã thực hiện khảo nghiệm tuyển chọn giống lúa chịu mặn từ nguồn giống của Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu & phát triển ĐBSCL. Kết quả chọn được các giống OM6976, OM6677, OM8232, OM2395, OM6677, OM5629, OM6162, OM5464, OM8923, OM4900, OM6976-41, OM7364, OM7347, OM3995, OM9577, OM9584, OM5953.

Theo ThS Nguyễn Thị Bắp, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu thí nghiệm giống lúa tại Sóc Trăng, các giống OM 6976, OM 6677, OM6976, OM5629, OM6162, OM5464, OM4900, OM7364, OM9577, OM9584 có khả năng chịu mặn khá và cho năng suất cao hơn OM576 (Hàm Trâu) và là những giống có khả năng thích hợp vùng nhiễm mặn. Tuy nhiên chỉ chịu mặn nhẹ và không ổn định trong điều kiện mặn lên xuống thất thường như hiện nay.

Nghiên cứu khả năng chống chịu mặn của một số giống lúa đang được canh tác phổ biến tại ĐBSCL, Viện Lúa ĐBSCL đã tiến hành thanh lọc 15 giống, gồm 8 giống cổ truyền và 7 giống cao sản ngắn ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy giống OM997 chống chịu mặn trung bình và cho năng suất cao.

Thời gian chọn tạo tương đối dài, từ lai tạo, tuyển chọn đến khi có được một số dòng lúa mới, thuần mất ít nhất là 6 - 7 vụ và cần thêm 2 - 4 vụ nữa để đánh giá về năng suất, khảo nghiệm đặc tính của giống.

Từ năm 2009 - 2012, Viện đã tìm 30 dòng lúa có triển vọng chịu mặn. Đồng thời phối hợp khảo nghiệm, đánh giá ở các trung tâm giống Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu...


Có thể bạn quan tâm

Loay hoay tìm cây trồng chủ lực Loay hoay tìm cây trồng chủ lực

Nhiều năm qua nền nông nghiệp của Điện Bàn vẫn có những bước tiến tích cực, nhưng để tìm được một cây trồng chủ lực, đặc trưng của địa phương nhằm tạo dựng thương hiệu thì vẫn là một bài toán khó.

23/10/2015
Hỗ trợ nông dân Nam Trà My gần 26,7 tỷ đồng phát triển sản xuất Hỗ trợ nông dân Nam Trà My gần 26,7 tỷ đồng phát triển sản xuất

Tổng kết Chương trình 135 và Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Nam Trà My, từ năm 2011 - 2014, tổng nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ đã đầu tư cho huyện hơn 4,2 tỷ đồng.

23/10/2015
Gần 5.000ha để trồng 5 loại cây dược liệu quý từ nay đến năm 2020 Gần 5.000ha để trồng 5 loại cây dược liệu quý từ nay đến năm 2020

Chiều 21.10, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu chủ trì cuộc họp nghe Sở NN&PTNT báo cáo về quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030;

23/10/2015
Chính phủ báo cáo Quốc hội về TPP Chính phủ báo cáo Quốc hội về TPP

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII hôm qua 20.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 - 2015;

23/10/2015
Indonesia đã chấp nhận nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan Indonesia đã chấp nhận nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan

Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn báo Bưu điện Jakarta ngày 22/10 cho biết, Tổng thống Joko Widodo cuối cùng đã đồng ý nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan để đảm bảo lượng gạo cung cấp cho thị trường trong nước và duy trì giá gạo ổn định.

23/10/2015