Nhờ Trồng Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm, Năng Suất Tôm Tăng 20-30%
Ngày 5/12, Sở NN&PTNT, Hội đồng Giám định xã hội tổ chức giám định tình hình sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm (giai đoạn 2001-2013) và đánh giá cao mô hình này.
Qua 13 năm sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm, mô hình luân canh lúa - tôm là mô hình sản xuất bền vững, hiệu quả kinh tế cao. Năng suất tôm nuôi trên đất có trồng lúa đạt từ 400-460 kg/ha/năm, tăng từ 20-30% so với đất không trồng lúa.
Không chỉ có tăng năng suất tôm nuôi, năng suất lúa tăng qua hằng năm. Năm 2001, năng suất lúa đạt 2,6 tấn/ha đến năm 2012 đạt 3,75 tấn/ha. Tuy nhiên, do hệ thống thuỷ lợi chưa được đầu tư đồng bộ nên sản xuất lúa - tôm phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố thời tiết.
Có thể bạn quan tâm
Lễ hội Tịch điền vào mỗi mùa xuân dưới chân núi Đọi (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) có ý nghĩa nhắc chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn đến sự phát triển nông nghiệp bền vững của nông nghiệp trong thời đại ngày nay.
Ngày 6/2, nhiều nông dân tỉnh Sóc Trăng ra đồng thu hoạch lúa Đông xuân chính vụ. Nhờ thời tiết thuận lợi, lúa cho năng suất cao và bán được giá nên nông dân rất phấn khởi.
Giá bán cà phê nhân của nông dân ở thị trường nội địa hiện đang ở mức 34.900 đồng/kg tăng gần 1.400 đồng/kg so với tuần trước (28-1-2014), nhưng nguồn cung trên thị trường vẫn khan hiếm do nông dân giảm lượng bán ra thị trường.
Nếu như ở các nước Brazil, Thái Lan… trong canh tác mía, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 80 - 90% thì tại Việt Nam, tỉ lệ cơ giới hóa hiện chỉ ở mức 10 - 20%, chủ yếu ở khâu làm đất.
Cùng với hệ thống sông, suối do thiên nhiên ban tặng, trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có rất nhiều ao, hồ, đập, nhất là hồ chứa của hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi chính là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.