Rừng trồng Bình Thuận chết hàng loạt
Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, do nắng hạn kéo dài từ năm 2014 đến nay nên nhiều diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh bị chết khô và vàng lá.
Tính đến tháng 6/2015 có 2.293 ha rừng bị thiệt hại, trong đó 1.500 ha rừng trồng gồm phi lao, keo lai, keo lá tràm, keo chịu hạn, bạch đàn.
Ông Hồ Thiện Đang, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Bình Thuận cho biết, trước tình hình rừng bị chết do hạn hán, Chi cục đã yêu cầu các đơn vị trồng rừng thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết để chuẩn bị giống và chủ động trồng rừng ngay khi có mưa.
Đối với diện tích rừng trồng bị chết tỷ lệ bình quân từ 50% trở lên tại các BQL rừng phòng hộ, trong đó rừng trồng phòng hộ, Sở NN-PTNT đang xem xét đồng ý chủ trương cho các đơn vị lập thủ tục thanh lý theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BTC của Bộ NN-PTNT.
Còn rừng SX, sẽ xin ý kiến UBND tỉnh đồng ý chủ trương cho đơn vị lập thủ tục thiết kế khai thác để tận thu lâm sản.
Theo đó, tiền thu bán sản phẩm gỗ rừng trồng sẽ đề nghị UBND tỉnh cho các đơn vị được sử dụng để tái đầu tư trồng lại rừng.
Mới đây, tại cuộc họp về bảo vệ rừng 6 tháng đầu năm 2015, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, Lê Tiến Phương đã đồng ý chủ trương kiến nghị Sở NN-PTNT về việc cho thanh lý, khai thác tận dụng, tận thu đối với diện tích rừng trồng bị chết có trữ lượng lớn. Đồng thời trồng lại rừng, nhằm đảm bảo diện tích rừng trồng của tỉnh và chống lấn chiếm đất lâm nghiệp. |
Mặt khác, ngoài rừng trồng đã bị chết, số cây hiện còn sống cũng có nguy cơ chết cao do nắng hạn nên cũng cần sớm thực hiện khai thác trên toàn bộ diện tích thiệt hại để tránh thất thoát tài sản của nhà nước.
Đối với diện tích rừng trồng bị chết với tỷ lệ bình quân từ 10 - 40% tại các BQL rừng phòng hộ, thì các đơn vị chủ rừng tiếp tục quản lý, bảo vệ, chủ động hơn đến công tác PCCR;
Đồng thời báo cáo kịp thời diễn biến rừng trồng để Sở NN-PTNT có ý kiến chỉ đạo tiếp theo thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh và Tổng cục Lâm nghiệp để có chỉ đạo kịp thời…
Cũng theo ông Đang, Bình Thuận nằm trong vùng khô hạn của cả nước và các diện tích đất lâm nghiệp phục vụ cho trồng rừng đa số là đất nghèo dinh dưỡng, cằn cõi, xói mòn cao.
Trong khi đó suất đầu tư cho trồng rừng thấp và danh mục các loài cây chịu hạn phục vụ trồng rừng trên địa bàn vẫn còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao. Chức năng chính là phòng hộ chưa phù hợp yêu cầu SX kinh doanh rừng.
Thêm vào đó, tình hình diễn biến thời tiết ngày càng bất thường, tác động bất lợi do biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt làm ảnh hưởng rất lớn đến trồng rừng.
Vì vậy, Sở NN-PTNT Bình Thuận kiến nghị Bộ NN-PTNT và Tổng cục Lâm nghiệp có kế hoạch kiểm tra, hỗ trợ xác định cụ thể nguyên nhân rừng chết nhằm đưa ra giải pháp khắc phục có tính khoa học và phù hợp thực tế cũng như định hướng kế hoạch phát triển rừng trồng cho những năm tiếp theo.
Hỗ trợ phát triển công tác giống lâm nghiệp, hướng dẫn xây dựng danh mục các loài cây trồng rừng chống sa mạc hóa, thích nghi và chịu hạn cao…
Có thể bạn quan tâm
Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.
Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.
Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...
Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.
Năm 2013, huyện Can Lộc đã huy động 125 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM; xây dựng được 33 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả (11 mô hình dự kiến có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm).