Tạo đầu ra cho đặc sản vùng miền
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh- Việt Nam có nhiều đặc sản vùng miền, những sản phẩm này đã góp phần tạo nên tiếng tăm cho nhiều vùng đất.
Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức và chưa được đưa lên mức chuẩn mực.
Hầu hết các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, không chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, quy cách đóng gói, kiểu dáng bao bì, phương thức quảng bá… Quan trọng hơn, hầu hết các đặc sản vùng miền đều chưa được xây dựng và quảng bá thương hiệu một cách bài bản nên không để lại dấu ấn trên thị trường và lép vế trong cạnh tranh phát triển.
Bằng ví dụ cụ thể, ông Trương Quang Hoài Nam - Phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ - chỉ rõ: Cần Thơ có đặc sản quả dâu Hạ Châu với diện tích trồng khoảng 600 ha, sản lượng đạt khoảng 7.000 tấn/năm.
Dâu Hạ Châu đã được xuất khẩu sang Campuchia, Thái Lan và được tiêu thụ rộng rãi tại một số tỉnh miền Tây Nam bộ.
Tuy nhiên, để mang được dâu Hạ Châu đi quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm là rất khó bởi chỉ sau 1 tuần thu hái dâu sẽ bị biến màu.
Hiện thành phố đã ký hợp đồng với trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu phương pháp khắc phục nhược điểm này để có kế hoạch phát triển cho đặc sản dâu Hạ Châu.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa bày tỏ: Để sản phẩm đặc sản vùng miền có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường cần có một quy trình đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các địa phương cần phải làm cho người tiêu dùng trên thị trường cảm nhận được sự khác biệt về công dụng, đặc điểm… của sản phẩm.
Cần có sự bắt tay, liên kết giữa nhà nước - doanh nghiệp - người sản xuất nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Theo Nguyễn Ngọc Hòa, cách xúc tiến tốt nhất là tập trung vào 4 kênh: Phân phối nội địa; hệ thống phân phối hiện đại; xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ.
“Chúng ta không nên xem nhẹ kênh phân phối nội địa, bởi với một đặc sản đến người tiêu dùng trong nước còn không biết đến thì đừng nói có thể xuất khẩu ra nước ngoài”- ông Hòa nhấn mạnh.
Đại diện Hiệp hội đầu tư nước ngoài đề xuất, việc xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm đặc sản vùng miền nên giao cho các doanh nghiệp lớn.
Các doanh nghiệp này có đủ tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm, quản trị để phát triển và bảo vệ được thương hiệu sản phẩm.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng: Việt Nam có truyền thống nông nghiệp, nhiều đặc sản vùng miền nổi tiếng gắn với tên tuổi địa phương.
Từ khi thực hiện đổi mới theo Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, sản phẩm đặc sản vùng miền đã phát triển cả về không gian và sản lượng.
Theo Thứ trưởng, để nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đặc sản cần tiếp tục liên kết chặt chẽ giữa các địa phương.
Không chỉ liên kết đơn thuần dựa trên cơ sở địa phương sẵn có mà cần mở rộng về mặt không gian, tham gia vào sự phân công lao động nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt đủ sức để chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Hội chợ hàng đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2015 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức từ 27/11 - 1/12 với quy mô 200 gian hàng, 150 doanh nghiệp tham dự.
Hội chợ nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm đặc sản của Hà Nội và của các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Có thể bạn quan tâm
Cá tra phile đông lạnh xuất khẩu chỉ 56.000 đồng – 60.000 đồng/kg nhưng bán tại Hà Nội là 70.000 đồng – 80.000 đồng/kg.
Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Ngọc Trí (Ngọc Trí Seafood) cho biết trong 7 tháng đầu năm nay kim ngạch XK tôm của công ty đạt khoảng 40 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ nam 2014. Thời gian này các thị trường NK tôm như Nhật Bản, Hàn Quốc bắt đầu tăng sức mua để phục vụ các dịp lễ cuối năm nay.
Đến nay, những quy định mang tính ưu đãi cao trong Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn liên quan đến ngành chăn nuôi vẫn chưa tạo được nhiều sức hút. Đầu vào là vậy, giải quyết căn cơ khâu đầu ra vốn nhiều gian nan có thể là câu trả lời cho vấn đề.
Với lợi thế về nguồn thức ăn từ hoa rừng, nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp (Quỳ Hợp, Nghệ An) đã phát triển rất nhanh chóng, trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình trong xã.
Ông Võ Văn Minh- Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp Tây Ninh cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tập trung phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo để cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cho người dân.