Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo đầu ra cho đặc sản vùng miền

Tạo đầu ra cho đặc sản vùng miền
Publish date: Tuesday. December 1st, 2015

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh- Việt Nam có nhiều đặc sản vùng miền, những sản phẩm này đã góp phần tạo nên tiếng tăm cho nhiều vùng đất.

Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức và chưa được đưa lên mức chuẩn mực.

Hầu hết các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, không chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, quy cách đóng gói, kiểu dáng bao bì, phương thức quảng bá… Quan trọng hơn, hầu hết các đặc sản vùng miền đều chưa được xây dựng và quảng bá thương hiệu một cách bài bản nên không để lại dấu ấn trên thị trường và lép vế trong cạnh tranh phát triển.

Bằng ví dụ cụ thể, ông Trương Quang Hoài Nam - Phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ - chỉ rõ: Cần Thơ có đặc sản quả dâu Hạ Châu với diện tích trồng khoảng 600 ha, sản lượng đạt khoảng 7.000 tấn/năm.

Dâu Hạ Châu đã được xuất khẩu sang Campuchia, Thái Lan và được tiêu thụ rộng rãi tại một số tỉnh miền Tây Nam bộ.

Tuy nhiên, để mang được dâu Hạ Châu đi quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm là rất khó bởi chỉ sau 1 tuần thu hái dâu sẽ bị biến màu.

Hiện thành phố đã ký hợp đồng với trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu phương pháp khắc phục nhược điểm này để có kế hoạch phát triển cho đặc sản dâu Hạ Châu.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa bày tỏ: Để sản phẩm đặc sản vùng miền có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường cần có một quy trình đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các địa phương cần phải làm cho người tiêu dùng trên thị trường cảm nhận được sự khác biệt về công dụng, đặc điểm… của sản phẩm.

Cần có sự bắt tay, liên kết giữa nhà nước - doanh nghiệp - người sản xuất nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Theo Nguyễn Ngọc Hòa, cách xúc tiến tốt nhất là tập trung vào 4 kênh: Phân phối nội địa; hệ thống phân phối hiện đại; xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ.

“Chúng ta không nên xem nhẹ kênh phân phối nội địa, bởi với một đặc sản đến người tiêu dùng trong nước còn không biết đến thì đừng nói có thể xuất khẩu ra nước ngoài”- ông Hòa nhấn mạnh.

Đại diện Hiệp hội đầu tư nước ngoài đề xuất, việc xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm đặc sản vùng miền nên giao cho các doanh nghiệp lớn.

Các doanh nghiệp này có đủ tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm, quản trị để phát triển và bảo vệ được thương hiệu sản phẩm.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng: Việt Nam có truyền thống nông nghiệp, nhiều đặc sản vùng miền nổi tiếng gắn với tên tuổi địa phương.

Từ khi thực hiện đổi mới theo Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, sản phẩm đặc sản vùng miền đã phát triển cả về không gian và sản lượng.

Theo Thứ trưởng, để nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đặc sản cần tiếp tục liên kết chặt chẽ giữa các địa phương.

Không chỉ liên kết đơn thuần dựa trên cơ sở địa phương sẵn có mà cần mở rộng về mặt không gian, tham gia vào sự phân công lao động nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt đủ sức để chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Hội chợ hàng đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2015 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức từ 27/11 - 1/12 với quy mô 200 gian hàng, 150 doanh nghiệp tham dự.

Hội chợ nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm đặc sản của Hà Nội và của các tỉnh, thành phố trên cả nước.


Related news

Xây dựng thương hiệu ngọc trai Hạ Long Xây dựng thương hiệu ngọc trai Hạ Long

Năm 2014, sản phẩm ngọc trai của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Đây là sự đánh giá, ghi nhận quá trình xây dựng thương hiệu ngọc trai của Công ty nói riêng, xây dựng sản phẩm đặc trưng của Quảng Ninh nói chung.

Thursday. August 27th, 2015
Chủ động phòng chống dịch bệnh trên cá tra Chủ động phòng chống dịch bệnh trên cá tra

Theo Chi cục Thú y Hậu Giang, đến nay, tỉnh đã phê duyệt kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh cá tra giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, hàng năm sẽ phấn đấu có 100% cơ sở sản xuất cá tra giống được thu mẫu giám sát dịch bệnh và được kiểm soát việc sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn thủy sản theo danh mục được phép lưu hành.

Thursday. August 27th, 2015
Hoang phế một vùng tôm Hoang phế một vùng tôm

Những năm gần đây, người nuôi tôm ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) liên tục chịu cảnh trắng tay vì dịch bệnh và thời tiết. Vì thế, ngoài một số diện tích chuyển sang nuôi ốc hương, hàng chục hecta đìa nuôi tôm khác tại địa phương, nhất là vùng đìa K18 đang bỏ hoang…

Thursday. August 27th, 2015
Trong vùng ngọt hóa nhiều mô hình nuôi xen, chuyên canh hợp lý Trong vùng ngọt hóa nhiều mô hình nuôi xen, chuyên canh hợp lý

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), những giếng khoan lấy nước mặn do nông dân khoan trái phép trong quy hoạch ngọt hóa đã được san lấp. Tuy nhiên, việc nông dân tự thay đổi mô hình làm ăn kinh tế phù hợp với điều kiện ngọt hóa thì vẫn còn rất chậm. Nguyên nhân là do có nhiều gia đình đã lâm vào kiệt quệ, nợ nần nên không thể tự chuyển mình. Hiện nay, một số ao bị bỏ không hoặc chỉ nuôi tôm cầm chừng…

Thursday. August 27th, 2015
Nguồn con giống tôm hùm khai thác tại địa phương chỉ đáp ứng từ 30-40% nhu cầu thả nuôi Nguồn con giống tôm hùm khai thác tại địa phương chỉ đáp ứng từ 30-40% nhu cầu thả nuôi

Hiện mỗi năm Khánh Hòa có khoảng từ 25.000 - 28.000 lồng nuôi thương phẩm tôm hùm, tập trung tại các khu vực nuôi như: Vịnh Vân Phong - huyện Vạn Ninh, Vịnh Nha Trang và TP.Cam Ranh. Số lượng thả nuôi nhiều nhưng nguồn con giống khai thác tự nhiên tại địa phương chỉ đủ cung cấp từ 30 - 40% nhu cầu thả nuôi của các hộ dân.

Thursday. August 27th, 2015