Tổng Diện Tích Thả Nuôi Thủy Sản Đạt 2.209 Ha
Theo UBND huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang), tổng diện tích thả nuôi thủy sản từ đầu năm đến nay đạt 2.209 ha, đạt 35% kế hoạch, tăng 334 ha so cùng kỳ.
Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 380 tấn, đạt 2,3% kế hoạch, giảm 2.364 tấn so cùng kỳ. Nguyên nhân do người dân thả nuôi theo lịch khuyến cáo của cơ quan chuyên môn nên thời gian thả nuôi trễ so với cùng kỳ, đa số các diện tích thả nuôi chưa đến giai đoạn thu hoạch.
Hiện nay, cán bộ ngành Nông nghiệp tiếp tục theo dõi công tác cải tạo ao đầm, đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn, tập trung tuyên truyền lịch thời vụ đến tận các hộ nuôi, đảm bảo thả nuôi theo lịch thời vụ để hạn chế dịch bệnh xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2014, tổng diện tích gieo trồng của huyện Chư Pưh đạt trên 22.754 ha, bằng 100,02% kế hoạch và bằng 101,51% so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực ước đạt trên 26.894 tấn, bằng 102,6% so với năm 2013. Tổng sản lượng tiêu đen đạt 10.236 tấn, cà phê nhân gần 7.040 tấn. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định.
Gia đình ông Hai có 1,3ha đất ruộng nhưng do giá cả, thị trường lúa hàng hóa bấp bênh nên gia đình thường “thiếu trước hụt sau”, lại phải chăm lo cho 3 người con ăn học. Do đó, khát vọng làm giàu trên chính “mảnh vườn, thửa ruộng” của mình luôn thôi thúc trong ông. Thế là năm 2006, ông Hai tự nguyện tham gia làm hội viên Hội Nông dân với mong muốn học hỏi các mô hình sản xuất hiệu quả nhằm thay đổi kinh tế gia đình.
Nhằm đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tháng 4/2014, Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ đã triển khai thực hiện mô hình thí điểm nuôi gà lai Đông Tảo trên địa bàn 5 phường: Tân Thanh, Mường Thanh, Him Lam, Noong Bua, Thanh Bình với số lượng 1.250 con gà cho 70 hộ dân. Sau hơn 2 tháng triển khai, bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Tương tự, tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) - địa bàn có diện tích khóm lớn nhất ĐBSCL với hơn 14.000ha, giá khóm hiện chỉ dao động ở mức 1.000 đồng/kg, giảm mạnh so với mức giá 3.000 - 3.500 đồng/kg cuối tháng trước, do đang vào thu hoạch vụ chính.
Với xuất phát điểm thấp, các ngành nghề công nghiệp nông thôn (CNNT) tỉnh Hậu Giang còn lạc hậu so với các địa phương khác. Cả tỉnh có trên 4.224 cơ sở CNNT, nhưng đa số hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết trong sản xuất - tiêu thụ. Do vậy, công nghiệp nông thôn vẫn loay hoay chưa tìm ra chỗ đứng.