Tăng sản phẩm chế biến sâu càphê, hồ tiêu

Đặc biệt, đầu tư nghiên cứu thay đổi cơ cấu mặt hàng theo hướng tăng sản phẩm chế biến sâu, chất lượng tốt, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm càphê, hồ tiêu.
Cụ thể, riêng với càphê, đến năm 2020, tỷ lệ càphê tiêu dùng (càphê chế biến sâu, gồm rang xay, càphê hòa tan) phấn đấu đạt trên 25% trong tổng sản lượng càphê nhân;
Trong đó, sản lượng càphê rang xay đạt trên 50.000 tấn sản phẩm/năm, càphê hòa tan các loại trên 255.000 tấn/năm.
Theo Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên, càphê, hồ tiêu là cây trồng phục vụ xuất khẩu, gắn chặt với cung cầu của thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, sản phẩm càphê, hồ tiêu chủ yếu là xuất khẩu thô nên giá trị gia tăng thấp.
Cả nước hiện có trên 641.700ha càphê; trong đó, có hơn 580.000ha càphê cho thu hoạch, sản lượng gần 1,4 triệu tấn càphê nhân/năm
. Các tỉnh Tây Nguyên có 573.000ha càphê, diện tích cho thu hoạch gần 532.500ha, sản lượng trên 1,3 triệu tấn nhân.
Hàng năm, 90% sản lượng càphê của Việt Nam được xuất khẩu, nhưng chủ yếu vẫn là càphê nhân xô, với đa phần là chế biến thô, chất lượng không đồng đều, tỷ lệ hạt vỡ cao nên giá bán thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước khác. Niên vụ 2013- 2014, cả nước xuất khẩu 1,395 triệu tấn càphê nhân, thu về 3,55 tỷ USD.
Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Càphê - Ca cao Việt Nam, khi bán 1kg càphê với giá thành như hiện nay, các nông hộ, doanh nghiệp thu được gần 2 USD, tương đương với giá trung bình của 1 ly càphê (đã được pha chế) ở các nước nhập khẩu càphê, trong khi đó, 1kg càphê thì pha chế được 50 ly càphê.
Cũng theo các chuyên gia, công nghiệp chế biến sâu càphê sẽ nâng giá trị gia tăng lên ít nhất 3 lần so với càphê nhân xuất khẩu thô.
Thực tế, ở Việt Nam có nhiều nhà máy chế biến càphê, từ chế biến thô đến chế biến sâu, chưa được khai thác hết công suất.
Cụ thể, cả nước có 97 cơ sở chế biến càphê nhân, với công suất thiết kế 1,503 triệu tấn/năm, 160 cơ sở chế biến càphê bột (càphê rang xay), với tổng công suất thiết kế trên 51.660 tấn sản phẩm/năm nhưng công suất thực tế chỉ có trên 26.000 tấn/năm; 8 nhà máy chế biến càphê hòa tan nguyên chất, với tổng công suất thiết kế 36.480 tấn sản phẩm/năm, vẫn chưa hoạt động hết công suất.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, huyện Phú Lương có kế hoạch trồng mới và trồng lại 200 ha chè. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai sớm việc đăng ký lấy cây giống và chuẩn bị tốt diện tích đất trồng.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố mức áp thuế chống trợ cấp đối với con tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ chịu mức thuế chung là 4,52%. Hệ lụy của việc áp thuế này, vựa tôm sú ĐBSCL sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn và thách thức mới.

Sản phẩm cá tra xuất khẩu đã rơi vào tình trạng thừa, thị trường xuất khẩu khó khăn vì rào cản thương mại, kỹ thuật. Làm gì để phát triển bền vững ngành cá tra là vấn đề một lần nữa được đặt ra tại Hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL ngày 21-8, tại TP Cần Thơ. Dịp này, Tổng Cục thủy sản trình bày Dự thảo về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và lấy ý kiến đóng góp từ các DN.

Do diện tích đất trồng cỏ bị thu hẹp, nhiều người dân ở xã Dương Hoà (Thừa Thiên Huế) nuôi trâu, bò bằng cách chăn thả rong trong rừng, thỉnh thoảng mới vào kiểm kê và thăm nom. Nắm được quy luật này, bọn trộm trâu đã ra tay khiến người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Dù sản phẩm gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận từ năm 2011, nhưng cho đến nay, việc giữ gìn và phát huy nhãn hiệu đặc sản này vẫn gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với các loại gà thương phẩm khác trong nước và gà Trung Quốc (TQ)...