Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Có Xu Hướng Tăng

Hiện nay ở Cà Mau, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có chiều hướng tăng. Đây là vấn đề đòi hỏi ngành chuyên môn và người nuôi tôm cần chú ý và thận trọng hơn trong việc thả tôm nuôi; nhất là trong điều kiện diện tích tôm nuôi công nghiệp đang ngày càng nhiều hơn.
Chỉ trong tháng 3 đã có 88 ha tôm nuôi nhiễm bệnh, tăng 17 ha so với tháng trước đó. Tính chung từ đầu năm, diện tích tôm nuôi công nghiệp nhiễm bệnh khoảng 190 ha. Các loại bệnh chủ yếu là hoại tử gan tụy, đốm trắng.
Riêng đối với tôm nuôi quảng canh cải tiến, dịch bệnh đang có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay cũng đã có trên 2.000 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh.
Đáng chú ý là tình hình thời tiết đang trong mùa nắng nóng gay gắt cũng dễ phát sinh nhiều dịch bệnh trên tôm. Ngành chuyên môn đã xuất 27 tấn Chlorine xử lý dịch bệnh, nhưng thời điểm này người nuôi tôm vẫn phải thận trọng hơn trong thực hiện các biện pháp kỹ thuật nuôi, chọn con giống cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Ước tính trung bình mỗi năm, người trồng cây ăn trái của huyện có thu nhập trên 100 triệu đồng/ha. Nhờ vậy, giúp cho nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giàu.

Ngày 28.2, Bộ NNPTNT đã có công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm.

Về hiệu quả kinh tế, hiện bê con 5 - 6 tháng tuổi giá 20 triệu đồng; 9 tháng tuổi cho sữa (mỗi ngày từ 10-12kg), từ năm thứ hai trở đi lượng sữa ổn định và tăng lên. Sau 1 năm nuôi (từ thời điểm bò bắt đầu cho sữa), lợi nhuận gấp đôi so với nuôi bò sữa và bò sinh sản, trong khi đầu tư tương đương.

Đến thăm vườn tiêu của anh Thanh, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy tất cả các cây trong vườn đều kết trái từ gần sát gốc lên đến tận ngọn...

Cuối tháng 2/2014, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã làm việc với Sở Công thương An Giang về hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh cá tra trong và ngoài nước, những vấn đề mới về Luật Nông nghiệp của Mỹ năm 2014.