Hàng Thủy Sản Trong Nước Có Hay Không Việc Sử Dụng Chất Cấm?
Trong khi thủy sản xuất khẩu phải đáp ứng các rào cản khắt khe về an toàn vệ sinh thì thủy sản tiêu thụ trong nước lại gần như không bị ràng buộc rào cản nào.
Theo một thống kê từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), trong sản lượng thủy sản khoảng 6 triệu tấn mỗi năm ở Việt Nam thì có đến 70% được tiêu thụ ở thị trường nội địa.
Trong những năm qua, mặt hàng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa đã đạt tốc độ tăng trưởng 10%/năm và sẽ ở mức gần 800.000 tấn trong năm tới. Nhưng sự tăng trưởng này lại đối nghịch với tình trạng thiếu kiểm soát, nếu không muốn nói là bỏ ngỏ chất lượng thủy sản tiêu thụ nội địa.
Người tiêu dùng thì không thể xác định chất lượng thủy sản. Người bán thì luôn khẳng định, họ không dính dáng đến sử dụng chất cấm trong thủy sản. Trong khi đó, từ khai thác, nuôi trồng đến khi đưa thủy sản ra thị trường lại qua nhiều khâu, nhiều chặng nên truy xuất nguồn gốc thủy sản là không làm được. Những điều này khiến chongười tiêu dùng chấp nhận sử dụng thủy sản mà không hề biết rõ chất lượng ở mức nào.
Có thể bạn quan tâm
Để bảo đảm hiệu quả sản xuất, nhiều địa phương ven biển của tỉnh Nam Định đã phát triển mô hình tổ hợp tác trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy hải sản. Đến nay, toàn tỉnh có trên 5.000 tổ hợp tác; trong đó, có 58 tổ hợp tác có đăng ký sản xuất kinh doanh.
Ở Lục Yên (Yên Bái) có giống vịt bầu - giống vịt cho thịt thơm, ngon được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, giống vịt này đang mai một.
Mặc dù lợi nhuận tăng trên 40%, nhưng cánh đồng mẫu lớn vẫn chưa thể làm thỏa mãn được kỳ vọng của người dân về hiệu quả đích thực mà mô hình kiểu mẫu này mang lại sau một năm thực hiện.
Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với các bộ, ngành liên quan tại buổi làm việc với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội vừa qua về mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, hay còn gọi là “nuôi lợn không tắm”.
Ốc hương hiện là đặc sản biển có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao. Với đặc trưng là dinh dưỡng cao, giòn, mềm và hương thơm tự nhiên nên nhu cầu thị trường rất ưa chuộng. Sản lượng ốc hương cả nước ước đạt 3.000 – 4.000 tấn/năm. Nguồn lợi này đang bị khai thác quá mức và ngày càng cạn kiệt.